Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đều quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.
Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chắm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trổ hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chíu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cũng chẳng đành lòng xua đuổi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc cây than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:
Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.
Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đảo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đến nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.
Ăn khế trả vàng
Thấy gia đình tôi làm ăn khấm khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kể lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đổi cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cứ chăm bắm ngồi dưới gốc để trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đến ăn khế. Anh cũng than thở như tôi. Chim cũng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đến đảo vàng, anh lấy vàng bỏ đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim để được chở về. Dọc đường bay, chim thấy nặng nên bảo anh bỏ bớt vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đảo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tõm xuống biển.
Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tôi nghĩ rẳng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.
Khu vườn nhà em có nhiều cây ăn quả, cây cảnh đẹp. Cây Lộc vừng, hoa thủy tiên, hoa lan, cây hoa hồng được trông trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn. nhưng Trong vườn em thích nhất là cây khế ngọt.
Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.
Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
BÀI LÀM
Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đền sum suê tươi tốt, cây là rợp vườn, hoa trái quanh năm.
Mùa xuân cây khế ra hoa nhiều đợt nối tiếp nhau; hoa nở từng chum màu tm tím. Mỗi đóa hoa nho nhỏ xinh xinh bằng hạt đậu, cũng có năm cánh xòe ra tựa như chén ngọc lưu li. Khế ra hoa vẫy gọi đàn ong bay đến tìm mật từ tinh mơ đến chiều ta. Gốc khế tròn to như cái cột đình bằng gỗ lim. Từ độ cao trên hai mét, cây khế trổ ra ba bốn cành. Cành mẹ, cành con, cành anh, cành em mọc chi chít. Lá khế xanh mượt hình bầu dục bằng vỏ hến, vỏ trai, mọc đối xứng trên những cành, những nhánh nhỏ. Cành khế rất giòn, dễ gãy. Bố mẹ cấm các con trèo khế. Bà vẫn nhắc: “Hóc xương gà, sa cành khế - nguy hiểm lắm”.
Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu với khế thật đậm dà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây nhà lá vườn, dâm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn. Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười rúc rich xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên rủi vi ta min C không ngon bằng!”.
Đến tháng chạp mà trái chín vàng ươm vẫn lủng lẳng trên cành khế. Không có phật thủ bày mâm ngũ quả trong ba ngày Têt, mẹ em đặt ba quả khế to rõ đẹp thay thế vào. Vừa bày vừa ngắm nghía mâm ngũ quả, mẹ hài lòng lắm.
Cùng với cây nưởi, cây cam, cây chanh, cây khế tỏa bóng sai quả là vẻ đẹp của mảnh vườn nhà em. Cây khế bình dị, quê kiểng được bố mẹ chăm bón tốt tươi. Những trái khế vàng ngon lành, mọng nước là sự dâng hiế, đền đáp đầy tình nghĩa của cây cỏ đối với con người. Mùa hè đứng dưới gốc cây nhìn lên những trái khế chín trên cành cao, em càng yêu mảnh vườn của bố mẹ, càng thấy gắn bó, nâng niu đối với hai cây khế, cây của ông trồng, cây của anh chiết.
Vị khế chua vườn nahf làm em bâng khuâng nhẩm lại vẫn thơ của Đỗ Trung Quân:”Quê hương là chum khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Vị khế vườn nhà nhắc nhở em hoài, nhắc nhở em mãi: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Cây ổi ở đầu vườn
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm
Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin
Có lẽ với chúng ta cây xoài thân thương và ích lợi đã rất quen thuộc phải không ạ. Cây xoài không chỉ là một cây ăn quả mà còn là loại cây gắn bó với tôi thời ấu thơ, nó gợi về trong tôi những tình cảm hồn nhiên trong sáng một thời.
Cây xoài là loại cây ăn quả thân gỗ. Cây xoài khá cao và to lớn, tuy nhiên có nhiều loại xoài khác nhau. Xoài thái, xoài đường, xoài keo, xoài mít, xoài hồng...Cây xoài thường cao khoảng từ 2 mét trở lên, cũng có những cây thân thấp. Lá xoài nhỏ và dài. Quả xoài khi chưa chín màu xanh, vị chua chua giòn giòn khi ăn xoài xanh chấm bột canh cũng rất thú vị. Nhưng khi chín, xoài thường mềm có màu vàng và những đốm đen ở vỏ, mùi xoài thơm rất ngậy, rất dậy mùi và khi ăn cảm giác mềm ngọt ở đầu lưỡi rất tuyệt. Cây xoài thích hợp với khí hậu nóng ẩm gió màu ở Việt Nam, vì thế chúng ta có lợi thế và đưa xoài trở thành mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Cây xoài có rất nhiều công dụng và giá trị sử dụng khác nhau. Xoài khi chín có thể đem xay sinh tố, ép hoa quả, làm kem hay mứt xoài rất thích. Ngoài ra, xoài còn được sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác như món xoài sấy khô, xoài ép, xoài dầm tương ớt, xoài nấu với các món ăn thêm vị ngọt và màu sắc rất bắt mắt. Các nghiên cứu cho thấy, xoài cung cấp một nguồn dinh dưỡng vitamin làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biết, xoài không giấm được bằng các loại thuốc bảo quản hay thuốc hóa học độc hại vì khi làm vậy xoài sẽ bị thối, chính vì thế người nông dân thường giấm bằng đất đèn, nhờ đó độ an toàn khi ăn xoài cũng khá cao hơn so với các loại hoa quả khác.
Cây xoài trong đời sống bình thường là thế, với riêng tôi cây xoài còn gắn với những kỉ niệm về người ông quá cố. Trong vườn nhà tôi cũng có trồng một cây xoài do chính tay ông vun xới, những năm được mùa xoài sai lủng lẳng, nặng trĩu cành, đi qua những quả xoài va vào đầu rất thích. Đó là những buổi chiều tôi hay bê rổ và ông hái trái chín cho tôi ăn. Hương vị đồng quê, cây nhà lá vườn mộc mạc thật thích thú. Nó cũng gắn liền hình ảnh người ông luôn chăm lo, vun xới và đưa tôi những trái ngọt. Giờ ông đã đi xa, nhưng mỗi lần nếm hương vị của xoài tôi lại gợi nhớ về người ông đáng kính năm nào.
1.VIẾT 1 BÀI VĂN TẢ ÔNG HOẶC BÀ .
BÀI LÀM
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
1.hãy viết 1 bài văn tả ông hoặc bà.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
2.hãy viết 1 bài văn tả người già
Cả thời thơ ấu, em sống gần bên bà ngoại. Được bà chắt chiu nuông chiều, nên hơn ai hết, em kính yêu ngoại vô cùng.
Ngoại em, năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc ngoại em đã rụng nhiều, lơ thơ phần tráng hơn phần đen. Bà thường ăn trầu nên môi lúc nào cũng thắm đỏ. Mắt bà không sáng lắm, nhưng khi đeo kính, bà vẫn vá được cho em những lỗ áo do đùa giỡn với bạn bè bị rách. Đôi tay bà nổi gân xanh, da nhăn lại và trổ đầy những hạt đồi mồi nho nhỏ đen.
Suốt ngày, chẳng lúc nào em thấy ngoại chịu ngồi không. Hết giúp mẹ làm công việc lặt vặt trong nhà, bà lại nhổ cỏ, nên quanh vườn nhà luôn sạch bóng.
Mỗi khi em làm điều gì lầm lỗi bị ba mẹ rầy, bà đều cười hiền lành bảo:
- Trẻ con, nó mới thế.
Được nước, em sà vào lòng bà nũng nịu. Bà vuốt ve khuyên nhủ em phải ngoan ngoãn. Những lúc ấy, em thấy sung sướng dưới che chở của ngoại. Thường tối đến, em hay nằm kề bên để nghe ngoại kể chuyện. Giọng bà chậm rãi hiền hậu như bà tiên trong cổ tích và thoang thoảng hương trầu cau khiến bây giờ, mỗi khi nghe mùi ấy là em cảm thấy ấm áp và nhớ bà ngay.
Ước gì ngoại em cứ sống mãi bên em thì còn hạnh phúc nào hơn?
Cây phượng vĩ được trồng trong sân trường, ngay trước cửa lớp em. Em nghe cô chủ nhiệm nói cây được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng cách đây năm mươi năm rồi, từ khi trường mới thành lập.
Cây phượng vĩ cao lắm, cao qua cả tầng một trường em. Thân cây to và chắc nịch đến hai ba người ôm mới hết. Thân cây xù xì có màu nâu sẫm. Lá phượng xòe tán lá rộng xum xuê, tỏa bóng mát khắp một góc sân. Lá phượng gồm nhiều lá nhỏ xíu mọc ra từ cành nhỏ, xêp song song. Lá có màu xanh mướt. Khi lá đã già sẽ ngả sang màu vàng óng. Mỗi lần có một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá phượng màu vàng nhỏ xíu lại bay bay rồi rơi xuống phủ một màu vàng khắp sân trường trông thật nên thơ.
Hè đến, phượng nở hoa đỏ rực rỡ. Từ trên cao nhìn xuống hoặc từ xa nhìn lại, cây xòe tán rộng với những chùm hoa nở bung nổi bật như những đốm lửa. Hình ảnh hoa phượng có lẽ gần gũi với tất cả những cô cậu học trò nhỏ bởi hầu hết ngôi trường nào cũng trồng hoa phượng ở sân trường. Thỉnh thoảng nhìn ra gốc cây, em vẫn thấy một vài bạn nhặt cánh hoa ép vào trang vở của mình rồi cùng nhau cười khúc khích. Cây phượng cho bóng mát nên mỗi giờ ra chơi, mấy nhóm bạn lại rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới gốc cây ấy, tiếng nói cười lúc nào cũng rộn rã khắp sân trường.
Em rất yêu cây phượng vĩ ở trường. Cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho chúng em kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cho cây luôn tươi tốt.
Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.
Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.
Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.
Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.
Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.
Tháp Nhạn là một di tích duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của người Chăm trên đất Phú Yên và hiện vẫn bảo tồn những giá trị của nó. Mặc dù, đã qua nhiều đợt trùng tu, tu sửa.
Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng, thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm (Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.
Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.
Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.
Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.
Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.
Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.
Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên - Bài tham khảo 2
Thuyết minh về núi Nhạn
Mở bài:
Phú Yên không có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như những miền đất khác. Trong quá khứ, đây là vùng đất tranh chấp của các tập đoàn phong kiến, chiến tranh sảy ra liên miên, thật khó định hình một nền văn hóa địa phương đậm nét. Nổi bậc trong các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Núi Nhạn sừng sững bên sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của Phú Yên. Nét cổ kính, uy nghiêm của dáng núi như ngọn bút dựng giữa sông dài biển rộng, tạo nên sự quyến rũ, điệu đà của mảnh đất nhiều nắng gió này.
Thân bài:
Vị trí:
Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường 1, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là núi Bảo Tháp, Nhạn Tháp, Tháp Dinh, núi Khỉ. Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đàn đông đảo.
Nguồn gốc lịch sử:
Về tên gọi chính thức (núi Nhạn), có ba giả thuyết. Một là, do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà. Hai là, vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hòa, là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền.
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa vùng đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của các loài thủy quái hung dữ. Chúng thường quấy nhiễu dân lành. Để bảo vệ con người, một ngày kia, Trời sai một thiên thần khổng lồ xuống trần, gánh đất lấp đầy vùng trũng. Thần còn đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi, tạo thành một cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và trù phú.
Tuy nhiên, đến khi gánh đá lấp biển, do vội muốn trở về trời, người khổng lồ đã gánh nhiều gấp 3,4 lần. Trong một lần gánh, chiếc đòn oằn nặng gãy đôi, làm rơi hai gánh đá xuống đất. Một gánh hình thành núi Chóp Chài, một gánh tọa nên núi Nhạn. Quá mệt mỏi, vị thần bỏ về trời. Từ đó, miền đất bằng phẳng này có hai ngọn núi cao sừng sững như bây giờ.
Đặc điểm cảnh quan và kiến trúc:
Núi Nhạn có chiều cao 60m so với mực nước biển. Đường chu vi quanh núi khoảng trên 1km. Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn vươn cao sừng sững. Ở mạn Đông Nam, chân núi có một ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ. Lưng chùa tựa vào vách núi dựng đứng cao ngất, mặt hướng ra sông xanh. Chùa Hàm Long sau đổi tên thành Kim Long Tự và được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm thứ 5.
Dưới chân vách đá cạnh chùa Hàm Long có một cái hang ăn xuyên vào núi thông ra phía bờ sông. Người xưa cho rằng đó là hàm của con rồng lửa nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua thời gian, đất đá bồi lấp dần cửa hang.
Năm 2007, một đài tưởng niệm ác anh hùng liệt sĩ được xây dựng phía Đông Nam ngọn núi. Nổi bậc nhất trên đỉnh núi là ngôi tháp Chăm cổ kính có tên là Tháp Nhạn. Đó là một công trình tôn giáo của người Champa. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, theo kiểu kiến trúc chùa Champa. Đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm, đến bây giờ người Việt vẫn còn tiếp tục duy trì.
Vươn lên những tầng cây, ngôi tháp hiện ra đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1000 mét vuông, xung quanh có tường bao, sân được lát gạch rất sạch sẽ. Tháp Nhạn cao khoảng 25 mét, bao gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.
Đế tháp hình vuông, được xây dựng phân tầng vững chắc, chịu sức nặng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp. Thân tháp cũng có hình khối vuông, to ở phần chân và nhỏ dần ở phần đỉnh. Thân tháp Nhạn uy nguy, tráng lệ. Tuy đã bị phai mòn bởi thời gian và sự tàn phá của mưa gió nhưng vân còn giữ được vẻ đẹp bề thế của nó.
Nóc tháp, hay còn gọi là mái tháp là một tảng đá hình búp sen nhọn được đẽo khắc tỉ mỉ, cấn đối. Đó là biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Đỉnh tháp chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của ngọn tháp này, biểu dương của niềm tin và tính thẩm mỹ của con người. Nhưng đáng tiếc, trong thời kì chiến tranh, tảng đá đã bị rơi xuống, khiến cho đỉnh tháp có hình dáng bằng phẳng.
Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. Cửa chính ở hướng đông đón ánh nắng bình minh. Phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng lùi vào cho đến khi khép kín.
Bên trong tháp tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân tháp. Phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón, tạo nên một khoảng không kì bí, linh thiêng. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp.
Vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung đặc trưng của kiểu tháp Chăm với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào. Bốn mặt thân tháp có những cọt xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp được vững chắc. Nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở, đường mòn nào, đến nỗi rêu móc cũng rất khó bám vào. Những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.
Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ, ở phía Đông-Nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ, đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trước đây, trên núi có nhiều loài chim như nhạn, cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ. Trải qua thời gian chiến tranh ác liệt, đàn khỉ và các loài chim cư trú đã rời bỏ chỗ ở này.
Giá trị văn hóa, lịch sử:
Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà” đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí… Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Sông Đà – Núi nhạn từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút biết bao du khách gần xa ghé về chiêm ngưỡng.
Trải nghiệm không chỉ là thú vui làm tăng cường hiểu biết mà còn kiểm chứng bản lĩnh của con người. Phải một lần đến với miền đất phú trời yên, phải đắm mình trong biển xanh thơ mộng, dịu dàng và leo lên những đại sơn kì vĩ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp hùng tráng và thiêng liêng của mảnh đất lạ lẫm này.
Kết bài:
Trải qua nghìn năm, Núi Nhạn Phú Yên vẫn sừng sững với thời gian. Tuy có nhiều hư tổn nhưng dáng tháp vẫn uy nghi, cổ kính giữa đất trời. Đến Phú Yên mà không ghé thăm Núi Nhạn-sông Đà quả thực đã đánh mất cơ hội hiểu hơn và yêu mến vùng đất này.
“Trông lên hòn núi Nhạn
Đến bên hữu ngạn sông Đà,
Chuông chiều đổi tiếng ngân nga,
Chợt thấy ông Hạng Vũ vịn nhánh đa mà chuyền.
Cô gái đò nhìn xuống nước cười duyên,
Tưởng nàng Ngu Cơ đứng đợi ở miền Ô Giang”.
ói ói ói có chó tả bài văn về chó 10 câu chở lên
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
MK CHÚC BẠN HỌC VĂN TỐT NHA !!!
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
Được search google sister ko bạn !!