Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình như đề bài chưa đủ. Mình không thấy "đây" của bạn ở đâu để xác định
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang"
Mỗi lần, khi nghe hai câu thơ này em lại nhớ đến người mẹ yêu dấu của em. Từ lúc con người được sinh ra, mẹ đã đón chúng ta bằng vòng tay ấm áp ấy, chở che, chăm sóc hằng ngày. Sữa mẹ nuôi lớn chúng ta như loại nước thánh. Mẹ mạnh mẽ, đảm đang và quan trọng nhất là đều có một tình yêu thương bao la dành cho con. Có thể mẹ sẽ không nói ra điều đó nhưng chúng ta đều cảm nhận được tình yêu đấy từ hành động của mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, làm hết tất cả chỉ để nuôi sống con mình. Người chính là điều quý giá nhất mà chúng ta nhận được từ khi sinh ra được cuộn tròn trong lòng mẹ. Mẹ không hoàn hảo nhưng trong mắt con mẹ là một vị thần, làm được hết tất cả mọi thứ, đem lại sự sống cho con. Mẹ đáng được ca ngợi bằng những lời cầu kì, hoa mĩ mà đẹp đẽ nhất. Biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết những tác phẩm về người mẹ nhưng có ai có thể diễn tả hết tình yêu to lớn và công lao của mẹ đâu. Người nhận được sự tôn trọng, quý mến từ tất cả mọi người. Thậm chí, còn có người mẹ từ bỏ cơ hội sống của mình dành cho con, mong con được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và được hưởng điều tốt nhất. Đôi lúc, Người có thể khiến chúng ta cảm thấy bực bội bởi lời quát mắng, nhưng mẹ làm thế cũng chỉ vì muốn tốt cho con. Em rất yêu mẹ và em nghĩ mọi người cũng vậy, hãy bày tỏ tình cảm của mình với mẹ trước khi quá muộn.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Bài văn trên được viết để bộc lộ tình cảm dành cho Lan - người bạn thân của người viết "tôi".
Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể
Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể
(chúc bạn học tốt)
Trong tuổi học trò chúng ta được học qua nhiều thầy cô, ai cũng truyền những kiến thức quý giá cho chúng ta, ấy vậy người mà tôi yêu quý nhất là cô Liên
Cô Liên rất quan tâm đến học trò, cô luôn giúp đỡ những đứa học trò như tôi như những đứa con của cô, cô khoảng bốn mươi hay bốn hai tuổi, chiều cao của cô khá là khiêm tốn, dù cô đã có chồng nhưng vì ông trời chưa bao giờ bình đẳng nên cô vẫn chưa có con nói đúng hơn là cô không thể vì tai nạn, tuy vậy cô vẫn coi những đứa học trò mà cô dạy hay chủ nhiệm như những đứa con của cô
Vậy mà tôi lại chính là đứa học trò cô yêu nhất, cô luôn coi tôi như con ruột, luôn giúp tôi trong học tập, chia sẻ những chuyện vui và buồn. Ấy vậy mà tôi ko đền đáp mà còn làm cho người mẹ thứ hai phải rơi lệ vì tôi, khi cô rơi lệ cảm giác tội lỗi đè nặng lên tôi một cảm giác ân hận thấu xương; mà tôi không sao tả được cảm xúc ấy, bởi nó hơn cả những cảm xúc tôi từng trải qua
Kết bài:
Từ ngày hôm đó lúc nào kiểm tra tôi cũng cố gắng điểm cao để ko phụ lòng cô, giờ tôi vẫn ghế thăm cô thường xuyên như lời xin lỗi vì đã làm cô khóc
*bạn có thể sửa lại một số cái nhung làm ơn tham khảo thoi*
bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý nhiều hơn biểu cảm.
bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em đồng ý với ý kiến này. Vì bài thơ đã khảng định nền độc lập nền độc lập và tự chủ của nước ta. Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta: Bình Ngô đại cáo,...
1.
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến)
2.
Em tham khảo:
Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.
3.Từ ''vương'' và từ ''đế'' đều có 1 ý nghĩa là ''vua''Nhưng từ ''vương'' là tiếng Hán, chỉ vua bên giặcKhi sử dụng từ ''đế'', ta vẫn sẽ hiểu đó là vua nhưng là vua nước Nam.
“Tấm lòng người Cha là tuyệt tác của tạo hóa” – một ai đó mà tôi không nhớ tên đã nói như vậy, và tôi tin rằng đó là sự thật. Tôi tin rằng, dù có đi tận đâu, gặp những ai, bố tôi đã, đang và sẽ mãi mãi là người đàn ông tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Tôi yêu bố tôi. Đó là điều hiển nhiên từ khi tôi sinh ra. Nhưng ít khi tôi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà ngắm bố cho thật kĩ. Cho nên đôi khi tôi chợt nhớ ra, chợt quay lại ngắm bố và tôi chợt giật mình, ngờ ngợ. Sao bố tôi đã lại khác đến thế kia? Bố gầy rạc hẳn đi, da sạm cả lại. Đâu rồi nước da mà mấy năm trước tôi còn trầm trồ, nửa ngưỡng mộ, nửa ghen tị vì sự trắng hồng bất chấp cái nắng gay gắt? Đâu rồi sự đầy đặn, khỏe mạnh của bố tôi? Tóc bố tôi lấm tấm bạc, những sợi bạc cứ ánh lên đầy ngạo mạn dưới ánh sáng đèn, mà có biết đâu, bố tôi đã vất vả bao nhiêu đến nỗi tóc bạc cả đi thế… Liệu có sợi tóc bạc nào là do lỗi của tôi chăng? Khuôn mặt bố nhiều nếp nhăn hơn, đôi mắt thâm lại do dạo này thiếu ngủ. Bàn tay, bàn chân bố chai cả lại, u thành cục thật cứng, có chỗ mất lớp da trên cùng do căn bệnh ngoài da không thể chữa khỏi. Tôi ngắm bố, và thấy thương bố quá! Nhìn qua, ai cũng khen bố tôi trẻ, thậm chí có người còn từng trêu rằng bố giống hệt anh trai của tôi. Vậy nhưng tôi biết, bố đã già đi nhiều, rất nhiều. Thế nhưng… Bố tôi già đi từ bao giờ? Bố già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay, và nhận ra mình còn vô tâm quá…
Hồi nhỏ, tôi ngưỡng mộ lắm những siêu anh hùng, những ông tiên, bà phù thủy, những thế lực siêu nhiên… Lớn lên rồi, tôi dần hiểu ra rằng những thứ đó chỉ là viển vông, nhưng thay vào đó, tôi nhận ra một siêu nhân ngay trong gia đình tôi, người hùng vĩ đại mang tên: BỐ! Sao mà tôi khâm phục bố thế! Bố làm gì tôi cũng thấy hay, cũng thấy giỏi. Bố là một người đa năng, có thể sửa chữa mọi thứ trong nhà từ cái xe đạp đến điều hòa, máy hút bụi, đường ống nước. Bố cũng rất đảm đang, giỏi mọi việc nhà và nấu ăn cũng rất đỉnh. Món cơm rang tuyệt hảo của bố tôi làm tôi học mãi mà còn chưa xứng làm học trò, khiến nhiều khi tôi nghĩ bố mang món này đi thi nấu ăn cũng được. Bố biết nhiều, và bố là người giải đáp rất nhiều thắc mắc của tôi về cuộc sống xung quanh, nhất là cơ chế hoạt động của các loại máy móc. Không chỉ thế, tôi còn khâm phục bố về tài làm dao, sắp xếp đồ đạc trong nhà và xử lí mọi việc hợp tình hợp lí. Bố đúng là tấm gương mà tôi ngưỡng mộ suốt đời.
Bố ít nói, nhưng luôn thương yêu cả gia đình nhiều thật nhiều. Bố sẵn sàng dành cả buổi chiều cuối tuần để mài dao giúp bà hay dẫn cả nhà đi chơi. Mẹ hơi ho ốm sụt sịt, bố phi xe đến hiệu thuốc ngay mặc cho trời gió rét. Bố lo đến cả bữa ăn, việc ngủ đúng giờ, kể cả đồ chơi của ba chị em tôi. Bố và tôi cùng thích đọc sách, bố chọn lựa từng quyển sách hay, bản in đẹp mua về để cả hai bố con cùng nghiềm ngẫm. Nhiều lúc tôi nghĩ mà thương bố lắm, bởi cứ mải lo cho cả gia đình, trở thành trụ cột vững chãi, nhiều khi bố quên cả sức khỏe của mình. Tôi để ý dạo này bố ăn ít đi, hay mất ngủ, tối trằn trọc mãi rồi sáng lại dậy sớm, sức khỏe cũng kém đi nhiều. Có lúc, nhìn bố mệt mỏi như thế, tôi chỉ muốn hét lên thật to: “Bố ơi! Ba chị em con lớn rồi, bố đừng lo nhiều nữa. Bố phải ăn nhiều lên, ngủ nhiều lên thì mới có sức lo cho cả gia đình chứ, bố ơi!”. Có lẽ bố sẽ chỉ cười, nhưng tôi biết, bố chỉ gắng cười cho tôi đỡ lo mà thôi…
Bố tôi ít nói, ít to tiếng với tôi, luôn để tôi tự quyết định, bởi bố bảo: “Con lớn rồi, chuyện gì lo được thì phải tự lo dần cho quen”. Nhớ có lần, tôi đọc truyện trong giờ và phải viết bản kiểm điểm. Cả buổi tối mẹ tôi ngồi ca thán, dạy bảo tôi đủ điều, và tôi biết mẹ buồn lắm. Bố cũng buồn, nhưng trách tôi theo cách khác. Đợi mẹ nói xong, lúc chỉ còn hai bố con với nhau, bố nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng hỏi tôi:
- Thế… Có thật không con?
- Vâng…
- Thế… Tại sao hả con? Giờ ra chơi đâu rồi hả con?
Ôi! Thà bố cứ quát lên tôi còn thấy dễ chịu hơn. Nỗi buồn thăm thẳm trong đôi mắt bố và nỗi tuyệt vọng tột cùng trong giọng bố làm tim tôi quặn thắt, và tôi muốn khóc quá! Khóc không phải vì oan ức. Khóc không phải vì sợ bố. Mà tôi khóc vì thương bố, vì dằn vặt bản thân, vì không thể tin được, không thể chịu được lỗi lầm của mình… Bố ơi! Con xin hứa với bố, không bao giờ, không bao giờ con tái phạm nữa!
Bố tôi là như vậy đấy. Bố giỏi lắm, thực sự là anh hùng trong trái tim tôi. Bố thương tôi theo một cách rất khác mẹ, lặng lẽ hơn, sâu sắc hơn, và có chút gì đó ảnh hưởng tới tôi nhiều hơn. Ngắm bố, tôi tự nhủ phải tôn trọng những ngày còn được bên bố, đừng bao giờ làm bố phải phiền lòng, và trên hết, phải coi nỗi đau của bố khi tôi mắc lỗi như chính nỗi đau của tôi vậy.