Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn:
+) Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm.
+) Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre.
+) Bắp chân to bằng cây xà ngang.
+) Bắp đùi to bằng ống bễ.
+) Sức ngang sức voi đực.
+) Hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy.
=> Lối nói quá cùng biện pháp tu từ so sánh đã khắc họa nên ngoại hình nhân vật Đăm Săn rất phi thường, kì ảo, khác với cách miêu tả ngoại hình của một người bình thường. Từ đó, tô đậm, làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình cường tráng, mạnh mẽ của Đăm Săn.
- Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn được miêu tả qua lời của người dân nào đó trong làng.
- Điều đó đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng của bà con đối với người anh hùng Đăm Săn.
- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:
+ “Chạy vun vút qua phía đông, tây”
+ “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”
+ “Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”
⇒ Những hình ảnh được sử dụng biện pháp phóng đại nhằm nhấn mạnh sức mạnh phi thường, mạnh mẽ của Đăm Săn
Đăm Săn độc đáo ở hình dáng và hành động và chàng làm: ''Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi... Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung
- Tác giả sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả những bước di chuyển của Đăm Săn: gió, câu cối, đồi núi. Điều này làm nổi bật hình một người con của rùng núi Tây Nguyên. Cùng với đó là nghệ thuật so sánh kết hợp nói quá.
=> Khắc họa hình ảnh Đăm Săn hùng vĩ, lớn lao.