Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé bạn :
Trong cuộc sống của đời người, đôi khi những con dốc nối tiếp nhau hay chính những khó khăn, thử thách chính là một phần không thể thiếu. Thật vậy, chính quá trình leo dốc hay vượt qua những thử thách, khó khăn ấy sẽ giúp con người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Đối mặt với những con dốc, những khó khăn ấy sẽ thử thách ý chí của con người. Điều mà chúng ta cần làm không phải là hoảng sợ, bỏ cuộc ngay khi chưa bắt đầu. Thay vào đó, chúng ta cần chấp nhận thử thách và từng bước tìm cách để bước lên con dốc ấy. Khi đã bước được lên dốc rồi, những khó khăn phía trước sẽ liên tục xô ngã bạn để bạn bỏ cuộc. Nhưng lúc này, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, kiên trì, kiên cường, vận dụng toàn bộ hành trang và kiến thức mình có để có thể từng bước chậm rãi bước được lên đến đỉnh dốc. Khi chúng ta đứng trên đỉnh dốc, tức là chúng ta vượt qua được những thử thách ấy thì thứ mà chúng ta cảm nhận được đó chính là cảm giác sung sướng, mãn nguyện đến tột cùng. Đó là thời khắc mà chúng ta sống có ý nghĩa hơn, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình và vươn tới một bản thân tốt đẹp hơn. Đứng trên đỉnh dốc, ta có thể nhìn lại những chặng đường đã qua và có được những trải nghiệm quý báu cho mình. Những trải nghiệm thực sự quý báu vì nó chính là bài học xương máu mà chẳng thể tìm được ở sách vở nào. Tuy nhiên, giữa những chặng leo dốc như vậy, ta cần biết nghỉ ngơi để có thể nhìn lại chăng đường đã qua cũng như nạp năng lượng và cảm hứng để tiếp tục hành trình còn lại của mình. Vì nhanh có nghĩa là chậm và liên tục nên chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc thì cuộc sống này vẫn còn đáng sống biết bao. Tóm lại, việc vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là một phần không thể thiếu để con người chứng tỏ được bản thân mình, từ đó sống ý nghĩa và mạnh mẽ hơn từng ngày.
Tham khảo :
Khi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ thì bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
Cuộc sống cũng giống như một con đường rất dài. Dù có đang chạy trên những đoạn bằng phẳng, người ta vẫn không bao giờ quên sẽ có lúc phải đối diện với việc lên dốc và cả xuống dốc. Một người bạn đã nói với tôi điều giản dị ấy khi cùng một lúc, cô bạn phải đối diện thất bại, cả trong tình yêu lẫn trong công việc ở công ty. Điều làm tôi nể phục cô bạn ấy là sự can đảm. Cô ấy không khóc, không oán trách, cũng không lặng lẽ suy sụp. Bởi lẽ bạn tôi biết tự thu xếp, đặt những nỗi buồn sang một bên, dành sức lực để tiếp tục "vượt dốc".
Rất nhiều khi trong nhịp sống gấp gáp này, nỗi mệt mỏi, sự chán chường, cảm giác thất vọng đã vắt kiệt sức lực; lấy đi niềm lạc quan. Bạn muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nếu bạn dừng lại và quay nhìn trở về điểm xuất phát, bạn sẽ biết cái cảm giác tuyệt vời khi nhìn những gì ta đã vượt qua. Có thời điểm bạn nhận ra mình đang đứng trên đỉnh dốc. Hít thật sâu và nhìn kỹ về phía trước, bạn không cần phải hét lên sung sướng. Và khi ấy, điều bạn tự nhắc mình sẽ là tìm thêm những đỉnh cao mới, không cho phép mình thả dốc quá nhanh.
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)
+ Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).
- Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.
+ Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).
+ Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.
+ Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).
+ Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.
3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận
Bạn tham khảo dàn ý nhé:
1. Giới thiệu vấn đề: Tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống mỗi con người
2. Bàn luận
- Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi con người là một thực thể riêng biệt cũng bởi vậy mà đối với thế giới này cuộc sống cũng thật đa dạng màu sắc.
- Ý nghĩa của cách nhìn riêng:
+ Tạo nên sự đa dạng của thế giới
+ Tạo nên những ý tưởng mới mẻ, đột phá.
+ Ý nghĩ riêng biệt cũng làm nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng, dấu ấn riêng cho mỗi cá nhân.
+ …
- Cái nhìn riêng là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp chúng ta không sống trong những tư duy sáo mòn, cũ kĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào cuộc sống. Cần có cái nhìn, suy nghĩ riêng cho bản thân, để lựa chọn con đường mình muốn đi, con đường mình yêu thích thay vì đồng ý nghe theo sự sắp xếp của người khác.
- Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng cái nhìn riêng không phải là sự cá biệt, dị biệt, cực đoan. Mà cái nhìn riêng cần có sự hài hòa, phù hợp với thuần phong mĩ tục của cộng đồng.
Tham khảo
Cách nhìn riêng trong cuộc sống là hành trang quý giá của mỗi người, là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sáng tạo và phát triển cá nhân. Nó không chỉ làm phong phú thêm cho cuộc sống mà còn là nguồn động viên và sức mạnh giúp vượt qua những thử thách. Đồng thời, việc tôn trọng và lắng nghe cách nhìn của người khác cũng là yếu tố quan trọng trong xây dựng một cộng đồng đa dạng và phát triển.Cách nhìn riêng giúp chúng ta nhận biết và hiểu rõ hơn về bản thân, những giá trị, niềm đam mê và mục tiêu trong cuộc sống. Nó là nguồn động viên và định hình hành động, giúp chúng ta tiến bước vững vàng trên con đường phía trước. Đồng thời, cách nhìn này cũng là điểm nhấn của sự khác biệt, giúp chúng ta tự tin và kiên nhẫn đối mặt với những thách thức.Tóm lại, cách nhìn riêng là nền tảng quan trọng trong cuộc sống, là nguồn động viên và sức mạnh giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khám phá những cơ hội mới. Đồng thời, việc mở lòng và tôn trọng cách nhìn của người khác cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng đa dạng và phát triển.
#Tsubaki
a) Trong bài có các cụm từ đc lặp lại :
+ tiếng gà trưa ( khổ 1 ;2)
+ từ hằng năm ( khổ 5)
+từ vì ở câu cuối
b) việc lặp lại những từ ngữ ấy nhằm lằm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh
từ nghe làm nổi bật cảm xúc dâng trào trong lòng chiến sĩ
từ này để chỉ con gà mái mơ, mái vàng
tù hằng năm nhấn mạnh về thời gian
tù vì khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ
Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời
- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc
- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)
- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp
- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả
+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
- Ý nghĩa về mặt lập luận:
+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý
Mặc dù cho thấy đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá
+ Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, cho thấy ông lão giàu kinh nghiệm
+ Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ cua mình một cách bền bỉ
a, Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận: tâm hồn mang nỗi buồn nhân thế, sầu vạn kỉ, sầu vũ trụ
Việc lặp đi lặp lại chi tiết về những tấm ảnh trong lời chỉ dẫn sân khấu ở phần đầu và phần cuối đoạn trích "Giấu của" của Lộng Chương gợi ra những suy nghĩ sau:
-Nhấn mạnh vai trò của những tấm ảnh:
Những tấm ảnh được lặp đi lặp lại hai lần, cho thấy tầm quan trọng của chúng trong tác phẩm.
Những tấm ảnh là biểu tượng cho truyền thống, lịch sử và giá trị đạo đức của gia đình.
-Tạo sự đối lập:
Việc lặp lại chi tiết về những tấm ảnh ở đầu và cuối tác phẩm tạo sự đối lập về tâm trạng của nhân vật.
Ở đầu tác phẩm, nhân vật vui vẻ, hạnh phúc khi nhìn những tấm ảnh.
Ở cuối tác phẩm, nhân vật buồn bã, thất vọng khi nhìn những tấm ảnh.
Gợi ra suy ngẫm:
Việc lặp lại chi tiết về những tấm ảnh gợi ra cho người đọc suy ngẫm về sự thay đổi của cuộc đời.
Cuộc đời có thể thay đổi bất cứ lúc nào, con người cần phải biết trân trọng những gì mình đang có.
-Nhắc nhở về trách nhiệm:
Việc lặp lại chi tiết về những tấm ảnh nhắc nhở con cháu trong gia đình phải luôn ghi nhớ công lao của tổ tiên và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của gia đình.
-Tăng tính nghệ thuật:
Việc lặp lại chi tiết về những tấm ảnh góp phần tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
Nó tạo nên sự liền mạch, thống nhất cho tác phẩm và giúp tác phẩm thêm sâu sắc.
Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại chi tiết về những tấm ảnh còn có thể gợi ra những suy nghĩ khác, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người đọc.
Ví dụ:
Lần đầu tiên: "Trên bàn thờ, di ảnh cụ tổ, cụ cố, cụ nội, cụ ngoại... đều được treo trang trọng."
Lần thứ hai: "Bà Phán nhìn di ảnh cụ tổ, cụ cố, cụ nội, cụ ngoại... rồi nhìn ba đứa con đang quỳ lạy trước bàn thờ."
-Kết luận:
Việc lặp đi lặp lại chi tiết về những tấm ảnh trong lời chỉ dẫn sân khấu ở phần đầu và phần cuối đoạn trích "Giấu của" của Lộng Chương là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó góp phần làm cho tác phẩm thêm sâu sắc, ý nghĩa và gợi ra cho người đọc nhiều suy nghĩ.
Ví dụ:
- Suy nghĩ về sức mạnh của ký ức: Ký ức có thể là nguồn động lực, cũng có thể là gánh nặng, ám ảnh con người.
- Suy nghĩ về thời gian: Thời gian trôi đi không thể xóa nhòa quá khứ, mà chỉ có thể giúp con người trưởng thành và đối mặt với những ký ức của mình.