K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2017

Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết tha của con người xứ Huế.

Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi.

Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu.

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.

Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..


Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Phải chăng khả năng gợi cảm, gợi trí tưởng tuợng chính là thành công của bút kí này?

Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Ta có thể thấy nét đặc trưng của ca Huế là trang nhã, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.
Cách thưởng thức ca Huế cũng mang những tính chất tương tự. Nơi tổ chức nghe ca Huế là trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì say mê. Khung cảnh biểu diễn ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã, giữa một thiên nhiên thuần khiết và lòng người trong sạch:
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh: Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vảy ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiêng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Xen vào giữa những câu văn miêu tả là những câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe các làn điệu dân ca Huế. Những ngón đàn điêu luyện, những giọng ca ngọt ngào, da diết mang đậm chất Huế quả đã làm rung động lồng người.
Dân ca Huế hay và đẹp như vậy bởi vì: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
Cuối bài văn, tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu của ca Huế trên sông Hương. Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó.
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, Cũng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thảy trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Nghe tiếng gà gảy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển.
10 tháng 4 2017

cảm ơn bn nhg mik ko hiểu fần tl này

15 tháng 5 2019

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

11 tháng 3 2023

Phần mở đầu của văn bản trình bày những nội dung sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình

- Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình

- Người nhận bản tường trình

- Thông tin người viết bản tường trình

11 tháng 3 2023

Những nội dung đã được trình bày ở phần kết thúc của văn bản:

- Lời đề nghị

- Lời hứa

- Chữ ký và tên của người viết tường trình.

14 tháng 5 2016

DÀN BÀI THAM KHẢO

I/MB:

- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ vàtrong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

II/TB:

- Luận cứ:

1)Lí lẽ:

- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập…(liên hệ với từ “học hỏi”,”học hành”…)

- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước…

2) Dẫn chứng:

- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)

- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ

- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân…

- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:“Một rương vàng không bằng một nang chữ”“Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

III/KB:

- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn

Chúc bạn học tốt!hihi

 

14 tháng 5 2016

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, muốn xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh thì cần có một đội ngũ nhân lực thực sự mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển được. Để có được điều đó mỗi học sinh chúng ta ngay từ bây giờ phải có thái độ học tập thật nghiêm túc, chăm chỉ chịu khó học tập để xây dựng cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm sống để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội. Vì vậy việc học tập nghiêm túc rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.

Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...

Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?

Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.

30 tháng 1 2016

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

30 tháng 1 2016

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

 

16 tháng 4 2020

Trong mỗi chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, được trở thành những con người có ích cho xã hội. Và để đạt được giấc mơ đó mỗi người cần phải học tập và rèn luyện thật nhiều. Thế nhưng bên cạnh những con người đang cần mẫn học tập trau dồi kiến thức bản thân cũng có rất nhiều bạn trẻ lơ đãng trong học tập và còn mải chơi. Và nó thật đúng với câu ca dao mà các cụ bao đời vẫn nhắc nhở nhau rằng.

“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”.

Thật vậy cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu về tri thức lại càng được đề cao. Dù bạn có ở bất kì đâu làm trong bất kì ngành nghề lĩnh vực nào thì cũng yêu cầu có bằng cấp học vấn. Dù có là những nghề cao quý như giáo viên, hay bác sĩ… cho đến những nghề tưởng chừng chỉ là dùng tay chân như công nhân, nông dân. Thế nhưng bạn đừng nghĩ những người lao động chân tay là không cần tri thức chỉ biết dùng sức lực để kiếm tiền. Bởi vì nếu không có tri thức thì họ sẽ bị lệ thuộc vào người khác, và nếu không có tri thức họ sẽ không thể phát minh ra những công cụ sản xuất tiên tiến giúp hạn chế sức người, tăng năng suất lao động.

Trong bất cứ xã hội nào thì cũng luôn trọng dụng những người có tri thức. Từ lịch sử xa xưa những người có tri thức luôn được đề cao đó là những anh hùng dân tộc như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Hay đến những người có đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà như : Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… cho đến Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Lịch sử sẽ mãi chẳng thể nhớ mặt đặt tên cho họ nếu họ không dùng tri thức của mình để chinh phục nhân loại.

Thời xa xưa khi mà đất nước ta vẫn còn chịu ách thống trị của thực dân phong kiến nhà nước không quan tâm đến vấn đề giáo dục nhân dân nghèo nàn lạc hậu. Những người nghèo khổ phải chịu sự áp bức bóc lột đô hộ của quan tham. Lúc ấy họ chỉ biết than thân trách phận rằng cuộc sống họ khổ cực lầm than nhưng không hề hay biết chính cái dốt cái thiếu hiểu biết đã đẩy họ đến bước đường cùng như vậy. Xót xa nhất phải kể đến những người phụ nữ vì tư tưởng phong kiến lạc hậu không cho họ được học hành như cánh mày râu, suốt ngày chỉ biết quanh quẩn chuyện bếp núc nội trợ chính vì thế nên suốt đời họ không có tiếng nói không dám đấu tranh giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Phải đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thì phụ nữ mới ý thức được thân phận thực sự của mình. Hay cuộc đời bà chú thơ Nôm Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ có học vấn đã dám đứng lên dùng ngòi bút chiến đấu dũng cảm nói lên sự bất bình đẳng trong xã hội.

Tuổi trẻ là một giai đoạn mà con người chưa hoàn thiện về nhận thức, suy nghĩ cũng vô cùng nông nổi, dễ bị cuốn vào những thói ăn chơi đàn đúm. Các cụ thường nói “cái tốt khó học cái xấu dễ lây”, những thứ cám dỗ sẽ khiến bạn trở nên sa đọa nhanh hơn và khó lòng rút chân ra được. Thế nhưng tuổi trẻ cũng là lúc con người ta có nhiều đam mê và quyết tâm nhất để học tập và lao động. Nếu bạn không biết tận dụng nó để học để trau dồi kiến thức, đạo đức mà trượt dài trong tệ nạn thì có nghĩa là bạn đã đánh mất mình rồi đấy.

Các cụ ngày xưa đã từng dạy rằng “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Để đạt được thành công thì con người ta phải đánh đổi đó không phải là những thứ gì quá xa xôi mà chính là thời gian, công sức mồ hôi và nước mắt. Chỉ có học thì con người ta mới có thể mở mang kiến thức và mang đến những đỉnh vinh quang mới. Đến một nhà hiền triết như Lê nin cũng từng nói “ Học, học nữa học mãi”. Vì thế khi còn trẻ bạn hãy tự cho mình cái quyền được vấp ngã được thử thách để tôi luyện chất thép trong con người. Trên con đường thành công sẽ không bao giờ có dấu chân của những kẻ lười biếng. Chỉ khi nào chúng ta trải qua khổ tận rồi mới tới được ngày cam lai mà thôi. Hãy sống làm sao để sau này chính bạn không phải thốt lên hai từ “Giá như…”

17 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé :

Mỗi ngày đến trường tôi đều cảm thấy thật vui và hạnh phúc bởi ngày hôm ấy tôi sẽ được học thêm nhiều điều mới và có ích đối với mình. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng thời gian vừa qua có một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Tất nhiên là không có ai ép buộc chúng ta phải học nhưng bạn nên biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Nhiều người coi trường học như một nơi tù ngục khiến họ không được tự do. Học phải học những thứ mà họ không thích, họ phải tuân thủ theo nội quy của nhà trường đề ra khiến họ cảm thấy bị áp lực. Nhưng đó chỉ là những người chưa tìm ra được mục đích học của mình mà thôi. Bạn có biết không, chỉ cần chúng ta tìm thấy mục đích của việc học thì sẽ thấy việc học có ý nghĩa biết nhường nào. Và những quy định của nhà trường chỉ là để chúng ta hoàn thiện mình hơn mà thôi.

Năm xưa khi đất nước ta vừa mới giành được độc lập, điều đầu tiên mà Bác Hồ đã làm đó chính là giệt giặc dốt bởi đó là thứ giặc nguy hiểm nhất. Nếu chúng ta dốt nghĩa là chúng ta đã thua chính mình. Một dân tộc dốt thì làm sao có thể phát triển sánh ngang với các cường quốc trên thế giới đây. Chính vì thế mà các phong trào như bình dân học vụ đã ra đời và nhận được sự hưởng ứng của người dân. Chẳng cứ gì trẻ nhỏ, người già cũng muốn được đến trường, muốn được học cái chữ. Đến thời của chúng ta, việc học đã trở nên thuận lợi hơn khi trường học có ở khắp mọi nơi. Lên 6 tuổi, tất cả chúng ta đều được đến trường, được bố mẹ trang bị cho đầy đủ những vật dụng cần thiết để học tập được tốt hơn. Nếu như không học chữ, làm sao chúng ta có thể viết, có thể đọc được đây?

Mỗi năm, việc học của chúng ta lại có phần nặng thêm một chút về kiến thức. Có lẽ chính vì điều đó đã khiến một số bạn cảm thấy nản lòng. Một số bạn cho rằng việc học không mang lại giá trị gì. Nhưng bạn nên biết rằng, nếu không học thì sau này chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì cho bản thân mình chứ chưa nói đến xã hội. Nếu bạn có những ước mơ như trở thành bác sĩ, thử nghĩ nếu bạn không học thì làm sao có thể thực hiện được ước mơ đó? Ngay cả với những người có công việc lao động chân tay, họ cũng cần phải có tri thức cho mình. Chỉ khi có tri thức, chúng ta mới có thể tự tin khi đứng trước người khác. Có tri thức, chúng ta mới có thể nói, có thể bày tỏ quan điểm của mình trước sự vật, sự việc nào đó. Nếu không có tri thức, chúng ta có thể bị đổ oan mà chẳng biết cãi thế nào cho đúng. Rồi chúng ta sẽ mãi bị lệ thuộc. Cuộc sống như vậy có đáng sống không?

Tinh thần hiếu học của dân tộc ta đã có từ bao đời qua. Năm xưa Mạc Đĩnh Chi đã ngồi học dưới ngọn đèn đom đóm. Những cái tên như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt cũng là những người có tinh thần hiếu học từ nhỏ. Sau này lớn lên, họ đều là những người có ích cho xã hội. Xưa kia, người phụ nữ không được đi học thì đều cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Chính vì không được đi học nên số phận của họ bị phụ thuộc vào người khác, tiếng nói của họ không được coi trọng. Như nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương từng ao ước được trở thành nam nhi bởi nếu là nam nhi, nếu được đi học, được đối xử công bằng thì những người phụ nữ như bà sẽ làm được nhiều việc cho xã hội.

Tuổi trẻ thường bị cám dỗ bởi những cuộc vui nên đôi khi lơ là việc học. Chẳng hạn những trò chơi trên máy tính, trên điện thoại. Chúng như có sức thôi miên khiến con người cứ lao đầu vào đó mà quên đi cuộc sống thường ngày. Nhưng bạn ạ, hãy đặt mục tiêu sống cho mình. Hẳn là bạn có ước mơ đúng không? Nếu bạn cố gắng theo đuổi ước mơ, bạn sẽ hiểu ra mục đích của việc học. Khi bạn học có mục đích, bạn cũng sẽ thấy việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. Vậy nên hãy học, học thật nhiều vì chỉ có học mới giúp bạn được là chính bạn.

Chúc bạn học tốt !

Tham khảo

a:Những phần chính là:yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn tự học

Nhiệm vụ cần làm ở lớp là:

+Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.

+Trả lời câu hỏi đọc hiểu.

+Làm bài tập thực hành tiếng Việt.

+Làm bài tập thực hành viết.

+Làm bài tập thực hành nói và nghe

Nhiệm vụ cần làm ở nhà là:

+Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.

+Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.

+Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,…

+Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.

+Đọc định hướng viết.

b: để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần và từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn

30 tháng 9 2023

a) 

- Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 7 có 7 phần chính: Yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn tự học.

- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:

+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.

+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.

+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.

+ Làm bài tập thực hành viết.

+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.

 - Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:

+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.

+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.

+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,…

+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.

+ Đọc định hướng viết.

+ Đọc định hướng nói và nghe.

+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.

+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.

b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.