Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em đồng ý với ý kiến trên bởi ta có thể cảm nhận sâu sắc tình bạn của nhà thơ qua cách xưng hô: bác thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn. Cách tạo ra hai câu thơ mở đầu thành hai vế sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Chỉ qua chi tiết nhỏ ấy ta thấy được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. Đặc biệt là cụm từ "ta với ta" ở cuối bài càng làm nổi bật quan hệ giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.
Hok tốt~

Em đồng ý với ý kiến này
Vì :
Căn bệnh của giôn - xi tuy khoa học đã ko thể cứu chữa nhưng một phần cũng do tinh thần của giôn-xi bi quan ,mất hết nghị lực sống. Đó cũng là lí do mà bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng. Cô buông xuôi tất cả và tin vào những điều viễn vông phó mặc số phận của mình rằng khi nào chiếc lá cuối cùng đó rụng xuống thì cô cũng lìa đời . Nhưng sau đêm mưa gió ấy chiếc lá cuối cùng ấy vẫn ở trên cành làm cho giôn-xi hết sức ngạc nhiên và thay đổi suy nghĩ của mk. Cô cảm thấy sấu hổ trước những suy nghĩ bi quan của mk. Một chiếc lá nhỏ nhoi nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt trái ngược lại với giôn-xi yếu đuối buông xuôi. Nhờ sự gan góc của chiếc lá, bám trụ lấy cuộc sống ,chống trọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt đã khiến cho giôn -xi đc hồi sinh: mong muốn đc sống,khao khát đc sống và quyết tâm sống
Trên đây chỉ là suy nghĩ của mk thôi . Mk ko chắc là những suy nghĩ này là đúng đâu nha, vì vậy bạn hãy đọc rồi góp ý cho mk nha!
Có vì cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.

Có vì cái chết của Lão Hạc đã cho người đọc thấy rõ được tấm lòng cảu lão.Lão tuy là con người nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng đáng quý đó là lòng tự trọng, lòng thương con vô bờ bến và lão Hạc đã chọn cái chết để bảo vệ phẩm chất cao đẹp của mình.Đồng thời cái chết của Lão Hạc còn phản ánh xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đó là: chỉ có cái chết mới giữ được phẩm giá của mình

a) Em không đồng ý với việc làm của Tân vì nếu làm vậy cha mẹ Tân sẽ rất lo lắng dù Tân có lớn hay không thì cũng mãi là đứa con bé bỏng của cha mẹ
b) Nếu em là Tân, em sẽ báo trước với cha mẹ và xin phép cùng với trả lời mọi câu hỏi cha mẹ đặt ra và có thể em sẽ không đi chơi qua đêm vì làm thế rất nguy hiểm.
a) Em ko tán thành với ý kiến của Tân vì mặc dù bạn học lớp 8 rồi nhưng vẫn là trẻ con, chưa hiểu biết nhiều.
b) Nếu em là bạn Tân, em sẽ hỏi ý kiến cha mẹ hoặc ông bà, anh chị trong gia đình, nếu mình chỉ đi một chút thôi thì cần nhờ ai đó ( nếu bố mẹ không có ở đó ) báo cho bố mẹ biết.
Học tập là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình.
Tham khảo.
Ta khảo :
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng việc học hỏi không ngừng là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, không ai sinh ra đã hoàn hảo, và kiến thức thì luôn mở rộng từng ngày. Nếu chúng ta ngừng học hỏi, tức là đang tự giới hạn sự phát triển của bản thân. Ngược lại, người biết không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ có cơ hội tiến xa hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của xã hội. Thành công không đến từ may mắn, mà là kết quả của một quá trình nỗ lực học hỏi không mệt mỏi. Hơn nữa, học hỏi giúp con người trưởng thành về tư duy, biết rút ra bài học từ thất bại và hoàn thiện chính mình. Vì vậy, học tập suốt đời không chỉ là con đường dẫn đến tri thức mà còn là nền tảng vững chắc cho mọi thành công trong cuộc sống.