K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2017

Trong ngày đầu tiên đến trường, tác giả vẫn đi trên con đường làng quen thuộc mà thấy như nó khác lạ hẳn, cảnh vật xung quanh cũng như vừa mới đổi thay. Vì hôm nay tác giả thấy mình đã trở thành một học sinh.

9 tháng 3 2018

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Nhớ lại buổi đầu đi học Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.  Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Nhớ lại buổi đầu đi học

 Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

  Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

 - Nao nức: hăm hở, phấn khởi.

 - Mơn man: Nhẹ nhàng, dễ chịu

 - Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng

 - Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.

 - Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.

Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ?

A. Khi ấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường

B. Khi bắt đầu vào thu

C. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều

1
8 tháng 7 2019

Lời giải:

Điều gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm về buổi tựu trưởng là : vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều.

8 tháng 10 2019

a) gà cất tiếng gáy báo trời đã sáng

b) người ta thường dùng cây tre, cây trúc để làm sáo

c) công là con vật múa rất đẹp

1 tháng 1 2020

Chọn C

Các bạn trả lời bài này giúp mình nha,mình cần gấp😑👇 CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông...
Đọc tiếp
Các bạn trả lời bài này giúp mình nha,mình cần gấp😑👇 CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật. (Theo Văn Thảo) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm) A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm) A. 3 câu B. 4 câu C. 5 câu Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm) A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm) A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
1
16 tháng 4 2022

1a

 

I - Đọc thành tiếng (4 điểm) II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm) Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU      Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những...
Đọc tiếp

I - Đọc thành tiếng (4 điểm)

II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

     Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

171
14 tháng 5 2021

1. B, C

2. B

3. B

4. A, B, C

15 tháng 5 2021

Câu 1. C                                                                                                                                           Câu 2. A

Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào...
Đọc tiếp
Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm) A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng. B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ. C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết. D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt. Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm) A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí. Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm) A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn. B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông. C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân. D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn. Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm) A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn. B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ. C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ. D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm. Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm) Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm) Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm) Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. B. Báo hiệu lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu phần chú thích. D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm) “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm) a) Chiếc lá: b) Bầu trời:
2
10 tháng 9 2021

1.d              2.a          3.a              4.c

5.Câu chuyện cho em bài học là không được nhút nhát.

Đọc tiếp...`

12 tháng 4 2022

đánh gì kinh giữ