Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 - Có thai | 6 - Mang thai |
2 - Sinh con | 7 - Tử cung |
3 - Trứng | 8 - Làm tổ |
4 - Sự rụng trứng | 9 - Nhau |
5 - Thụ tinh | 10 - Mang thai |
Cách ngăn có thai | Phương tiện sử dụng | Có ưu, nhược điểm gì ? (nếu em biết) |
---|---|---|
Ngăn không cho trứng chín và rụng | - Viên thuốc tránh thai - Que cấy ngừa thai |
- Tránh thai hiệu quả - Đắt tiền |
Ngăn trứng thụ tinh | - Tính ngày trứng rụng - Bao cao su - Triệt sản nữ - Triệt sản nam |
Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
Ngăn sự làm tổ của trứng (đã thụ tinh) | Dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung – vòng tránh thai) | - Ngăn được sự làm tổ của trứng đã thụ tinh - Có thể gây ra một số bệnh trong nhiều trường hợp |
Nữ giới ở độ tuổi vị thành niên không nên mang thai và sinh con vì một số lý do sau :
- Cơ quan sinh dục còn chưa phát triển hoàn thiện nên trong quá trình mang thai và sinh nở có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm : vỡ tử cung, sót nhau, băng huyết, nhiễm khuẩn (0,3 điểm)
- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện nên khả năng nuôi dưỡng thai kém và con sinh ra thường bị nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao (0,3 điểm)
- Vị thành niên là lứa tuổi đang học cấp 2, cấp 3 hoặc những năm đầu đại học - thời điểm chưa có ngành nghề, công việc ổn định, chưa tự chủ về tài chính, chưa đủ hiểu biết về kĩ năng làm mẹ và còn bao hoài bão ở phía trước nên việc mang thai và sinh con trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai, sự nghiệp của người mẹ sau này (0,4 điểm)
1. Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã đến tuổi có khả năng có thai và sinh con
2. Hằng tháng, một trứng chín và rụng từ một trong hai buồng trứng.
3. Hiện tượng trứng chín rời khỏi buồng trứng được gọi là sự rụng trứng
4. Trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng, sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh và phụ nữ sẽ mang thai
5. Trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia, đồng thời di chuyển đến trứng
6. Để có thể phát triển thành thai, trứng đã thụ tinh cần phải bám và tử cung trong lớp niêm mạc tử cung. Nơi bám đó sẽ phát triển thành nhau để nuôi dưỡng thai.
7. Sự làm tổ kéo dài trong khoảng 280 ngày và đứa trẻ được sinh ra.
Trong mỗi chu kì của người phụ nữ, cùng với sự phát triển của trứng thì các tế bào nang trứng tiết ngày càng nhiều hoocmôn ơstrôgen. Hoocmôn này có tác dụng làm các tế bào niêm mạc thành tử cung phát triển ngày càng dày, xốp và xung huyết để chuẩn bị đón trứng được thụ tinh xuống làm tổ. Khi trứng rụng, bào nang trứng phát triển thành thể vàng, bộ phận này tiết ra hoocmôn prôgestêrôn vừa có tác dụng duy trì thể vàng, vừa tác động ngược lên tuyến yên, kìm hãm quá trình tiết FSH và LH của cơ quan này đồng thời ức chế quá trình chín và rụng của trứng.