Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua câu trên , tác giả muốn khen ngợi sự dũng cảm , mưu trí của Ngô Quyền , đồng thời đề cao, biết ơn công lao của ông trong việc đánh tan quân xâm lược Nam Hán , Ngoài ra câu trên còn nói lên tình yêu quý của ông dành cho nhân dân , cũng như nhân dân dành cho ông mong muốn nhân dân được ấm no, không để nhân dân phải chịu nhiều khổ cực .
=.= hok tốt =.=
Bài 2:Lạc Long Quân:
Thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ có sức mạnh khỏe vô địch, có nhiều phép lạ giúp dân diệt yêu quái và dân cách trồng trọt chăn nuôi.
Âu Cơ:
Dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần.
Mik chỉ biết làm bài 2 thôi thông cảm nhé
bài 1: Câu 1
Các hành động đc kể theo thứ tự từ 1 đến v.v..
Câu 2
Cách dùng câu văn kể thường đi với ý tưởng tượng kì ảo thú vị hoang đường
-Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì:
+Do chênh lệch về lực lượng
+Chưa có sự phối hợp, liên kết
1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.
2.
a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu,
b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.
3.
a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.
b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.
c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.
4.
a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.
b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều
1. - Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
- Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.
- Để bảo toàn lực lượng, vua Trần cho quân cùng triều đình tạm lui về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
- Nhân dân Thăng Long theo lệnh vua thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, tạm rút hết khỏi kinh thành. Khi quân của Ngột Lương Hợp Thai kéo vào thấy Thăng Long trống vắng, không một bóng người và lương thực.
- Đóng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân giặc lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, lực lượng tiêu hao dần.
- Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận phải rời Thăng Long. Trên đường rút chạy, chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai) bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy.
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng.
2 . - Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được.
- Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương.
=> Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.
3. Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.
mìh sẽ bay về trời vì Thánh Gióng ra đời cũng phi thường thì ra đi cũng phải phi thường
Bài làm
Hai Bà Trưng yêu nước sâu sắc. Hai Bà đã đững lênđể chống lại giặc ngoại xâm - nhà Hán để mở ra cuộc đấu tranh chống bắc thuộc. Hai Bà có lòng căm thù giặc ngoại xâm, muốn đưng lên để xóa bỏ chính sách cai trị tàn bảo của nhà Hán. Mặt khác, Trưng trắc còn muốn trả thù cho chồng là Thi Sách bị Tô định hãm hại rồi giết.Dù cuộc chống giặc ngoại xâm lần thứ 2 thua cuộc nhưng Hai Bà Trưng vẫn rất dũng cảm, ý chí quyết tâm giành độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
~ Hok tốt ~
Lí Thường Kiệt nghĩ rằng:" ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc." Ông tâu lên vua và giải thích:"Vì so với nước Tống, rõ ràng nước ta là nước nhỏ.Nội tình nước Tống khi ấy không ổn định.Cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, triều đình thì chia rẽ sau những cải cách mạnh tay của vị tể tướng trẻ Vương An Thạch."
mình ko chắc đâu.