Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo em vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá?
- Đối với cá nhân và gia đình:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức.
+ Đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc.
Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
- Để xây dựng một gia đình văn hoá học sinh cần ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ.
- Ở trường biết lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè.
- Luôn tự giác học tập, phấn đấu đạt kết quả học tập tốt để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
- Nhắc nhở bố mẹ khi gia đình có cãi vã để giúp gia đình hoà thuận.
- Không làm những điều xấu hay hủy hoại uy tín của người thân trong gia đình cũng như xã hội.
- Tuyệt đối không tham gia các hành vi trái pháp luật.
- Lễ phép với mọi người xung quanh, làm gương tốt cho các em nhỏ.
Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:
+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...
Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:
+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn
+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...
+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.
+ Gia đình văn hóa là luôn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình .
+ Xây dựng gia đình văn hoá , vì sẽ giúp gia đình trở nên tốt hơn , mọi người yêu thương nhau và hiểu nhau hơn , luôn quan tâm và sẻ chia ,...
+ Học sinh phải làm một số việc để xây dựng gia đình văn hoá:
- Yêu thương những thành viên trong gia đình
- Giúp đỡ ông bà , bố mẹ và anh chị trong việc nhất hoặc việc được giao
- Luôn nghe lời ông bà và bố mẹ
- Đoàn kết cùng anh chị .
- Không cãi lại với ông bà , bố mẹ và những người lớn hơn em
Tham khảo
- Gia đình văn hóa là gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và đoàn kết xóm giềng.
- Gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Vì vậy xây dựng gia đình văn hoá sẽ giúp cho xã hội hạnh phúc, văn minh và tiến bộ.
- Là học sinh , em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa là :
+ Hòa thuận không cãi vã với những thành viên trong nhà .
+ Xây dựng nếp sống văn minh, yêu thương gia đình và giúp đỡ những người xung quanh .
+ Tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, láng giềng, và bạn bè .
- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
- Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, học sinh cần phải làm:
+ Chăm ngoan, học giỏi.
+ Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình, thương yêu anh chị em.
+ Không đua đòi, ăn chơi.
+ Không làm tổn hại danh dự gia đình.
vi nhung viec lam de xay dung gia dinh van hoa cung co lien quan den con cai do la phai cham ngoan hoc gioi;giup do ong ba cha me...nhung viec vua suc voi minh va minh co the lam dc dieu do
vì học sinh có thể chăm ngoan học giỏi tôn trọng cha mẹ và ông và đừng sa vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến danh dự của gia đình.