Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì sao nói nhóm da gai chiếm vị trí trung gian chuyển tiếp giữa động vật không xương sống và đông vật có xương sống ?
- Bởi vì da gai có những đặc điểm của ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống như :
+ Ấu trùng có đối xứng hai bên, cơ thể trưởng thành đối xứng tỏa tròn
+ Cơ thể phân hóa thành các cơ quan đảm nhận chức năng riêng
+ Có sự xuất hiện của lá phôi thứ 3
+ Có miệng thứ sinh,bộ xương ngoài bằng kitin, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
+ Và nhiều đặc điểm khác .
- Động vật trung gian chuyển tiếp giữa động vật ko xương sống và động vật có xương sống là da gai (ví dụ sao biển) vì: da gai có những đặc điểm của ngành động vật ko xương sống và động vật có xương sống như:
+ Ấu trùng có đối xứng hai bên, cơ thể trưởng thành đối xứng tỏa tròn
+ Cơ thể phân hóa thành các cơ quan đảm nhận chức năng riêng
+ Có sự xuất hiện của lá phôi thứ 3 ....
* - Giới Khởi sinh gồm các loài vi khuẩn: sinh vật nhân sơ, có kích thước bé nhỏ, phương thức sống đa dạng, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
-Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật có đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
* Vì thành nấm cấu tạo bằng kitin còn thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ, nấm không có sắc tố quang quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng của nấm là dị dưỡng hoại sinh, còn thực vật có sắc tố quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp ( hay còn gọi là quang tự dưỡng), chất dự trữ của thực vật là tinh bột còn của nấm là glicogen
* - mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào- tế bào có đủ các dấu hiệu đặc trựng của sự sống
- sự sống chỉ biểu hiện bắt đầu từ cấp tế bào
- tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp tổ chức của cơ thể sống
- tế bào và tế bào, ko còn cái gì cơ bản hơn tế bào trong một cơ thể sống
* . ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật có xương sống hay còn gọi là Ngành Dây sống gồm những động vật có miệng thứ sinh và có những đặc điêm sau:
Có một trục chống đỡ đàn hồi chạy dọc lưng là dây sống ở nhóm thấp hoặc xương sống ở nhóm cao, giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định.
Có hệ thần kinh tập trung phía trên dây sống thành ống thần kinh trung ương, phía đầu phình thành não bộ, phía sau là tủy sống.
Có phần đầu của ống tiêu hóa là hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp ở nhóm nguyên thủy, ở nhóm cao là các lá mang. Nhóm động vật cao mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.
Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng.
ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật không có xương sống được gọi chung là loại động vật thân mềm (điển hình là giun) sống chủ yếu trong môi trường nước (ngoại trừ một số loài như Giun - sống trong môi trường đât...) có cấu tạo cơ thể là tập hợp các tế bào (không có xương - thân mềm) ban đầu cơ thể chuyển hóa từ động vật nguyên sinh rồi dần tới giáp xác, da gai, cơ thể của chúng có thể có lớp vỏ chống thấm nước.
Hệ thần kinh của chúng tiến hóa dần từ dạng thần kinh mạng lưới giống như ở thủy tức,rồi đến dạng chuỗi hạch, dạng bậc thang kép như ở giun đốt, chân khớp hay thân mềm.
Lời giải:
Giới nguyên sinh gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.
Miễn dịch chia thành 2 loại:
- Miễn dịch không đặc hiệu:
+ Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
+ Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
+ Không mang tính đặc hiệu.
+ Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…
+ Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)
- Miễn dịch đặc hiệu:
+ Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
+ Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.
+ Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.
+ Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.
+ Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.
Khi sinh vật có kích thước cơ thể lớn nhưng được cấu tạo từ nhiều tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn hơn so với cơ thể cấu tạo từ một tế bào duy nhất, nhờ đó tốc độ trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sẽ nhanh hơn, đảm bảo hoạt động sống trong cơ thể được diễn ra bình thường.
- Thế giới sống gồm nhiều cấp độ khác nhau được tổ chức theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu thành nên cấp cao hơn.
- Tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất hay cơ bản nhất cấu tạo nên các cấp bậc cao hơn.
- Đặc điểm chung của thế giới sống:
+ Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh
+ Thế giới sống liên tục tiến hóa
Vì động vật không xương sông mỗi loài có 1 đặc điểm riêng nên phải phân thành nhiều ngành
- Có cách giải thích nào rõ ràng hơn không ạ :(((( Em làm bài kiểm tra trình bày như này thấp điểm lắm