Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tinh bột:
- Phân tử gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau.
- Các loại tinh bột có cấu trúc mạch ít phân nhánh.
Cellulose:
- Phân tử gồm nhiều gốc β-glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh. Nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc.
Bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau từ các cấu trúc khác nhau
-Tinh bột: các gốc α-glucose liên kết bằng α-1,4-glycosidic tạo mạch thẳng(amylose) hoặc mạch nhánh(amylopectin) khi sử dụng liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic
-Cellulose: Các gốc β-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glycosidic tạo thành mạch thẳng.
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
a) Cấu tạo của ti thể:
- Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục.
- Được bao bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
- Trong ti thể chứa chất nền. Trong chất nền có chứa các phần tử DNA nhỏ có dạng vòng, ribosome, enzyme,…
b)
- Diện tích màng trong lớn hơn diện tích màng ngoài.
- Nguyên nhân là do màng trong gấp nếp, màng ngoài trơn nhẵn.
- Điều này giúp tăng diện tích bề mặt trong của ti thể, giúp nâng cao hiệu suất hô hấp tế bào.
1.a)
Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song ngược chiều nhau( chiều 3'5' và chiều 5'3') . Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H
- G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H
Từ hệ quả của nguyên tắc bổ sung thì ta có thể suy ra được số lượng nucleotit và thành phần của nucleotit ở mạch còn lại.
Khoảng cách giữa hai cặp bazo là 3,4A0
Một chu kì vòng xoắn có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)
Đường kính của vòng xoắn là 20 A0
Chức năng của phân tử ADN
ADN có chức năng lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ.
2. cấu tạo :
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào:
- Thành tế bào là Peptiđôglican
- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào
b. Màng sinh chất:
- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin
- Vai trò: Bảo vệ tế bào
c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):
- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt
d. Lông và roi
- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ
- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
2. Tế bào chất:
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm
- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)
3. Vùng nhân:
- Chưa có màng nhân
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng
3. SO SÁNH :
Giống nhau:
Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.
Khác nhau:
Tế bào nhân sơ:
Có ở tế bào vi khuẩn
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
Ko có khung xương định hình tế bào.
Tế bào nhân thực:
Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước lớn hơn.
Có khung xương định hình tế bào
-- tế bào biểu bì .