K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...

Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.

2. Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

3. Quan sát vật nuôi hàng ngày

Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...

Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).

4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường

Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.

Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.

Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.

2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.

Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi sức khoẻ vật nuôi như thế nào?

- Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi vật nuôi khỏe mạnh.

Tiêm vật nuôi để phòng hay chữa bệnh?

- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiều hơn chữa bệnh.

Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi.

Có hai nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi:

Yếu tố bên trong: di truyền.Vd: bạch tạng,...

Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hóa học sinh học: chấn thương,...

8 tháng 5 2022

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60 – 75%). Độ thông thoáng tốt nhưng không được có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi.

8 tháng 5 2022

good rin!

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 65-70%). Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (như khí ammoniac, khí hydro sunfua) ít nhất.

* Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải thực hiện đúng kĩ thuật về:
- Địa điểm cao ráo, bằng phẳng
- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông Nam.
- Độ chiếu sáng phù hợp.
- Nền chuồng có độ dốc thích hợp để thóat phân và nước tiểu.

4 tháng 4 2022

Tham khảo
* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 65-70%). Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (như khí ammoniac, khí hydro sunfua) ít nhất.

* Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải thực hiện đúng kĩ thuật về:
- Địa điểm cao ráo, bằng phẳng
- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông Nam.
- Độ chiếu sáng phù hợp.
- Nền chuồng có độ dốc thích hợp để thóat phân và nước tiểu.

17 tháng 4 2023

Tham khảo nek 

1A

2B

3B

 

10 tháng 5 2021

 Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

- Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí, …

- Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng

- Thức ăn

- Nước uống, tắm

11 tháng 5 2022

câu 1:
– Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt trứng sữa, sừng, lông, da ѵà cung cấp năng lượng Ɩàm việc cho vật nuôi.
– Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản, để vật nuôi dễ hấp thụ.Cụ thể: nước ѵà vitaminđược hấp thụ thẳng qua vách rụt ѵào máu.Protein, lipit, gluxit, muối khoáng lần lược biến đổi thành axit amin, glyxerin ѵà axit béo, đường đơn, I on khoáng.

câu 2:Nếu xây như vậy sẽ tránh được gió thổi, nắng trực tiếp vào chuồng trại vì gió mùa ở Việt Nam thổi theo hướng Tây Bắc hoặc Đông Nam , mặt trời thì mọc hướng đông và lặn hướng tây . Nếu kết hợp được cả 2 yếu tố trên thì truồng trại thoáng mát . Mà còn 1 cái quan trọng nữa đó là tránh được gió thổi mùi của truồng trại vào nhà vì đặc trưng của gió mùa Việt Nam như đã nêu ở trên .

câu 3:

Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di chuyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

Ví dụ: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An

5 tháng 1 2017

5.Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng với môi trường sinh thái và đời sống con người

- Rừng đc ví như lá phổi xanh của Trái Đất. Cây từng quang hợp thu nhậm khí cacbonic và giải phóng khí oxi, lọc các khí độc hại giúp điều hòa không khí

-Rừng có tác dụng giữ nước, làm giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục được xói mòn đất, tăng mực nước ngầm. Do vậy, rừng góp phần giảm nguy cơ lũ quét, sạt lỡ đất, hạn hán..

- Cây rừng liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiều cho đất.

- Rừng ven biển có vai trò chắn cát, chắn gió bảo, bảo vệ đê biển...

- Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật.

- Rừng cũng là nguồn cung cấp gỗ và nhiều loài lâm sản quan trọng khác cho đời sống và sản xuất như chế rác đồ thủ công mĩ nghệ làm nhạc, sản xuất giấy

- Rừng cung cấp nhiều dược liệu quan trọng và dự trữ nhiều vùng ven quý

- Rừn còn là nơi du lịch sinh thái, thăm quan thắng cảnh thiên nhiên.

* Với bản thân là học sinh cần làm những việc để bảo vệ môi trường là:

- Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

- Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng và đất rừng

- Phòng chống cháy rừng đốt rừng, phá rừng

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng...

9 tháng 11 2016

h cần ko, làm cho

7 tháng 7 2019

- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại).

- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.