Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vì: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe của vật nuôi và lây lan dịch bệnh
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:
- Chăn nuôi phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính, là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi toàn cầu.
- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe của vật nuôi và lây lan dịch bệnh.
- Chất thải chăn nuôi chưa được xử lí đúng kĩ thuật, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tham khảo:
Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại
Quản lí nước thải
Quản lí phân, chất thải rắn
Một chuồng nuôi tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh định kì, cách xa nhà dân, khi dân cư,...
Những nguyên nhân làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm:
- Không vệ sinh định kì.
- Không thoát nước.
- Không thu gom, xử lí chất thải.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng ở.
- Áp dụng công nghệ vào xây dựng chuồng trại.
Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Tham khảo:
- Giảm lượng thức ăn không tiêu hóa: Chế phẩm sinh học trong thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giúp tiêu hóa hết lượng thức ăn hơn. Điều này giúp giảm lượng thức ăn không tiêu hóa được thải ra môi trường, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giảm khí thải: Chế phẩm sinh học giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giúp giảm lượng khí metan và ammonia được phát ra từ phân của vật nuôi. Điều này giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tác động của khí nhà kính.
- Giảm lượng chất thải: Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giảm lượng chất thải được thải ra môi trường. Điều này giảm ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi giúp tăng hiệu quả sản xuất với chi phí thấp hơn so với sử dụng các loại thuốc kháng sinh và chất bảo quản. Điều này giúp giảm tác động của chăn nuôi đến môi trường và đồng thời giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng. Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:
- Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế
- Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng
- Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.
Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi.