K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

Các câu thơ trên không tạo thành đoạn thơ hoàn chỉnh vì mỗi cặp câu lục bát (6-8) lại nói về một nội dung khác nhau:

- 2 câu đầu: cảnh mùa xuân

- 2 câu sau: cảnh mùa thu

- 2 câu cuối: cảnh nấm mộ ven đường.

7 tháng 11 2021

C

25 tháng 12 2016

Đầy đủ là vầy nè:

1. 天 thiên trời
2. 地 địa đất
3. 舉 cử cất
4. 存 tồn còn
5. 子 tử con
6. 孫 tôn cháu
7. 六 lục sáu
8. 三 tam ba
9. 家 gia nhà
10. 國 quốc nước
11. 前 tiền trước
12. 後 hậu sau
13. 牛 ngưu trâu
14. 馬 mã ngựa
15. 距 cự cựa
16. 牙 nha răng
17. 無 vô chăng
18. 有 hữu có
19. 犬 khuyển chó
20. 羊 dương dê
21. 歸 qui về
22. 走 tẩu chạy
23. 拜 bái lạy
24. 跪 quỵ quỳ
25. 去 khứ đi
26. 來 lai lại
27. 女 nữ gái
28. 男 nam trai
29. 帶 đái đai
30. 冠 quan mũ
31. 足 túc đủ
32. 多 đa nhiều
33. 愛 ái yêu
34. 憎 tăng ghét
35. 識 thức biết
36. 知 tri hay
37. 木 mộc cây
38. 根 căn rễ
39. 易 dị dễ
40. 難 nan khôn
41. 旨 chỉ ngon
42. 甘 cam ngọt
43. 柱 trụ cột
44. 樑 lương rường
45. 床 sàng giường
46. 席 tịch chiếu
47. 欠 khiếm thiếu
48. 餘 dư thừa
49. 鋤 sừ bừa
50. 鞠 cúc cuốc
51. 燭 chúc đuốc
52. 燈 đăng đèn
53. 升 thăng lên
54. 降 giáng xuống
55. 田 điền ruộng
56. 宅 trạch nhà
57. 老 lão già
58. 童 đồng trẻ
59. 雀 tước sẻ
60. 鷄 kê gà
61. 我 ngã ta
62. 他 tha khác
63. 伯 bá bác
64. 姨 di dì
65. 鉛 diên chì
66. 錫 tích thiết
67. 役 dịch việc
68. 功 công công
69. 翰 hàn lông
70. 翼 dực cánh
71. 聖 thánh thánh
72. 賢 hiền hiền
73. 僊 tiên tiên
74. 佛 Phật Bụt
75. 潦 lạo lụt
76. 潮 triều triều
77. 鳶 diên diều
78. 鳳 phượng phượng
79. 丈 trượng trượng
80. 尋 tầm tầm
81. 盤 bàn mâm
82. 盏 trản chén
83. 繭 kiển kén
84. 絲 ty tơ
85. 梅 mai mơ
86. 李 lý mận
87. 滓 tử cặn
88. 清 thanh trong
89. 胸 hung lòng
90. 臆 ức ngực
91. 墨 mặc mực
92. 硃 chu son
93. 嬌 kiều non
94. 熟 thục chín
95. 愼 thận ghín
96. 廉 liêm ngay
97. 私 tư tây
98. 慕 mộ mến
99. 至 chí đến
100. 回 hồi về

101. 鄉 hương quê
102. 巿 thị chợ
103. 婦 phụ vợ
104. 夫 phu chồng
105. 內 nội trong
106. 中 trung giữa
107. 門 môn cửa
108. 屋 ốc nhà
109. 英 anh hoa
110. 蒂 đế rễ
111. 菲 phỉ hẹ
112. 葱 thông hành
113. 蒼 thương xanh
114. 白 bạch trắng
115. 苦 khổ đắng
116. 酸 toan chua
117. 騶 sô sô
118. 駕 dá giá
119. 石 thạch đá
120. 金 kim vàng
121. 衢 cù đàng
122. 巷 hạng ngõ
123. 鐸 đạc mõ
124. 鐘 chung chuông
125. 方 phương vuông
126. 直 trực thẳng
127. 桌 trác đẳng
128. 函 hàm hòm
129. 窺 khuy dòm
130. 察 sát xét
131. 眄 miện liếc (bản gốc là chữ 盻)
132. 占 chiêm xem
133. 妹 muội em
134. 姊 tỷ chị
135. 柿 thị thị
136. 桃 đào điều
137. 斤 cân rìu
138. 斧 phủ búa
139. 穀 cốc lúa
140. 蔴 ma vừng
141. 薑 khương gừng
142. 芥 giới cải
143. 是 thị phải
144. 非 phi chăng
145. 筍 duẫn măng
146. 芽 nha mống
147. 皼 cổ trống
148. 鉦 chinh chiêng
149. 傾 khuynh nghiêng
150. 仰 ngưỡng ngửa
151. 半 bán nửa
152. 雙 song đôi
153. 餌 nhĩ mồi
154. 綸 luân chỉ
155. 猴 hầu khỉ
156. 虎 hổ hùm
157. 壜 đàm chum
158. 臼 cữu cối
159. 暮 mộ tối
160. 朝 triêu mai
161. 長 trường dài
162. 短 đoản ngắn
163. 蛇 xà rắn
164. 象 tượng voi
165. 位 vị ngôi
166. 階 giai thứ
167. 據 cứ cứ
168. 依 y y
169. 葵 quì hoa quì
170. 藿 hoắc rau hoắc
171. 閣 các gác
172. 樓 lâu lầu
173. 侍 thị chầu
174. 歌 ca hát
175. 扇 phiến quạt
176. �� du dù (bên trái chữ 巾, bên phải chữ 由)
177. 秋 thu mùa thu
178. 夏 hạ mùa hạ
179. 冰 băng giá
180. 雨 vũ mưa
181. 餞 tiễn đưa
182. 迎 nghinh rước
183. 水 thủy nước
184. 泥 nê bùn
185. 塊 khối hòn
186. 堆 đôi đống
187. 芡 khiếm súng
188. 蓮 liên sen
189. 名 danh tên
190. 姓 tánh họ
191. 笱 cẩu đó
192. 荃 thuyên nơm
193. 飯 phạn cơm
194. 漿 tương nước
195. 尺 xích thước
196. 分 phân phân
197. 斤 cân cân
198. 斗 đẩu đấu
199. 熊 hùng gấu
200. 豹 báo beo

201. 貓 miêu mèo
202. 鼠 thử chuột
203. 腸 tràng ruột
204. 背 bối lưng
205. 林 lâm rừng
206. 海 hải bể
207. 置 trí để
208. 排 bài bày
209. 正 chính ngay
210. 邪 tà vạy
211. 恃 thị cậy
212. 僑 kiều nhờ
213. 碁 kỳ cờ
214. 博 bác bạc
215. 懶 lãn nhác
216. 側 trắc nghiêng
217. 呈 trình chiềng
218. 說 thuyết nói
219. 呼 hô gọi
220. 召 triệu vời
221. 晒 sái phơi
222. 烝 chưng nấu
223. 裔 duệ gấu (áo)
224. 衿 khâm tay (áo)
225. 縫 phùng may
226. 織 chức dệt
227. 鞋 hài miệt
228. 履 lý giày
229. 師 sư thầy
230. 友 hữu bạn
231. 涸 hạc cạn
232. 溢 dật đầy
233. 眉 my mày
234. 目 mục mắt
235. 面 diện mặt
236. 頭 đầu đầu
237. 鬚 tu râu
238. 髮 phát tóc
239. 蟾 thiềm cóc
240. 鳝 thiện lươn
241. 怨 oán hờn
242. 諠 huyên dứt
243. 職 chức chức
244. 官 quan quan
245. 蘭 lan (hoa) lan
246. 蕙 huệ (hoa) huệ
247. 蔗 giá mía
248. 椰 da dừa
249. 瓜 qua dưa
250. 茘 lệ vải
251. 艾 ngải ngải
252. 蒲 bồ bồ
253. 買 mãi mua
254. 賣 mại bán
255. 萬 vạn vạn
256. 千 thiên nghìn
257. 償 thường đền
258. 報 báo trả
259. 翠 thúy chim trả
260. 鷗 âu cò
261. 牢 lao bò
262. 獺 thát rái
263. 呆 ngốc dại
264. 愚 ngu ngây
265. 繩 thằng giây
266. 線 tuyến sợi
267. 新 tân mới
268. 久 cửu lâu
269. 深 thâm sâu
270. 淺 thiển cạn
271. 券 khoán khoán
272. 碑 bi bia
273. 彼 bỉ kia
274. 伊 y ấy
275. 見 kiến thấy
276. 觀 quan xem
277. 脩 tu nem
278. 餅 bính bánh
279. 避 tỵ lánh
280. 迴 hồi về 2
281. 筏 phiệt bè
282. 叢 tùng bụi
283. 負 phụ đội
284. 提 đề cầm
285. 卧 ngọa nằm
286. 趨 xu rảo
287. 孝 hiếu thảo
288. 忠 trung ngay
289. 辰 thìn ngày
290. 刻 khắc khắc
291. 北 bắc bắc
292. 南 nam nam
293. 柑 cam cam
294. 橘 quít quít
295. 鴨 áp vịt
296. 鵝 nga ngan
297. 肝 can gan
298. 膽 đảm mật
299. 腎 thận cật
300. 筋 cân gân

301. 趾 chỉ ngón chân
302. 肱 quăng cánh (tay)
303. 醒 tỉnh tỉnh
304. 酣 hàm say
305. 拳 quyền tay
306. 踵 chủng gót
307. 季 quí rốt
308. 元 nguyên đầu
309. 富 phú giàu
310. 殷 ân thịnh
311. 勇 dõng mạnh
312. 良 lương lành
313. 兄 huynh anh
314. 嫂 tẩu chị (dâu)
315. 志 chí chí
316. 衷 trung lòng
317. 龍 long rồng
318. 鯉 lý cá gáy
319. 蜞 kỳ cáy
320. 蚌 bạng trai
321. 肩 kiên vai
322. 額 ngạch trán
323. 舘 quán quán
324. 橋 kiều cầu
325. 桑 tang dâu
326. 柰 nại mít
327. 肉 nhục thịt
328. 皮 bì da
329. 茄 gia cà
330. 棗 tảo táo
331. 衣 y áo
332. 領 lãnh tràng
333. 黃 hoàng vàng
334. 赤 xích đỏ
335. 草 thảo cỏ
336. 萍 bình bèo
337. 鮧 di cá nheo
338. 鱧 lễ cá chuối
339. 鹽 diêm muối
340. 菜 thái rau
341. 榔 lang cau
342. 酒 tửu rượu
343. 笛 địch sáo
344. 笙 sinh sênh
345. 哥 kha anh
346. 叔 thúc chú
347. 乳 nhũ vú
348. 唇 thần môi
349. 鯇 hoãn cá trôi
350. 鯽 lang cá diếc
351. 碧 bích biếc
352. 玄 huyền đen
353. 諶 thầm tin
354. 賞 thưởng thưởng
355. 帳 trướng trướng
356. 帷 duy màn
357. 鸞 loan loan
358. 鶴 hạc hạc
359. 鼎 đỉnh vạc
360. 鍋 oa nồi
361. 炊 xuy xôi
362. 煑 chử nấu
363. 醜 xú xấu
364. 鮮 tiên tươi
365. 笑 tiếu cười
366. 嗔 sân giận
367. 虱 sắt rận
368. 蠅 nhăng ruồi
369. 玳 đại đồi mồi
370. 鼋 nguyên con giải
371. 布 bố vải
372. 羅 la the
373. 蟬 thiền ve
374. 蟀 suất dế
375. 蔹 liễm khế
376. 橙 đăng chanh
377. 羹 canh canh
378. 粥 chúc cháo
379. 勺 thược gáo
380. 鑪 lư lò
381. 渡 độ đò
382. 濱 tân bến
383. 蟻 nghị kiến
384. 蜂 phong ong
385. 河 hà sông
386. 嶺 lãnh núi
387. 枕 chẩm gối
388. 巾 cân khăn
389. 衾 khâm chăn
390. 褥 nhục nệm
391. 嬸 thẩm thím
392. 姑 cô cô
393. 鳜 quyệt cá rô
394. 鲥 thì cá cháy
395. 底 để đáy
396. 垠 ngân ngần
397. 軍 quân quân
398. 衆 chúng chúng
399. 銃 súng súng
400. 旗 kỳ cờ

401. 初 sơ sơ
402. 舊 cựu cũ
403. 武 vũ vũ
404. 文 văn văn
405. 民 dân dân
406. 社 xã xã
407. 大 đại cả
408. 尊 tôn cao
409. 池 trì ao
410. 井 tỉnh giếng
411. 口 khẩu miệng
412. 頤 di cằm
413. 蠶 tàm tằm
414. 蛹 dõng nhộng
415. 速 tốc chóng
416. 遲 trì chày
417. 雲 vân mây
418. 火 hỏa lửa
419. 娠 thần chửa
420. 育 dục nuôi
421. 尾 vĩ đuôi
422. 鳞 lân vảy
423. 揮 huy vẫy
424. 執 chấp cầm
425. 年 niên năm
426. 月 nguyệt tháng
427. 明 minh sáng
428. 信 tín tin
429. 印 ấn in
430. 鐫 thuyên cắt (khắc)
431. 物 vật vật
432. 人 nhơn người
433. 嬉 hy chơi
434. 戲 hý cợt
435. 機 cơ chốt
436. 枹 phu chày (bản gốc là chữ 袍)
437. 借 tá vay
438. 還 hoàn trả
439. �� giã thuyền giã (bên trái chữ 舟, bên phải chữ 者)
440. 艋 mành thuyền mành
441. 迂 vu quanh
442. 徑 kinh tắt
443. 切 thiết cắt
444. 磋 tha mài
445. 芋 vu khoai
446. 豆 đậu đậu
447. 菱 lăng củ ấu
448. 柿 tỷ trái hồng
449. 弓 cung cái cung
450. 弩 nỗ cái nỏ
451. 釜 phủ chõ
452. 鐺 đang cái xanh
453. 枝 chi cành
454. 葉 diệp lá
455. 鎖 tỏa khóa
456. 鉗 kiềm kềm
457. 柔 nhu mềm
458. 勁 kính cứng
459. 立 lập đứng
460. 行 hành đi
461. 威 uy uy
462. 德 đức đức
463. 級 cấp bực
464. 堦 giai thềm
465. 加 gia thêm
466. 減 giảm bớt
467. 謔 hước cợt
468. 誠 thành tin
469. 譽 dự khen
470. 謡 dao ngợi
471. 灌 quán tưới
472. 炳 bình soi
473. 臣 thần tôi
474. 主 chủ chúa
475. 舞 vũ múa
476. 飛 phi bay
477. 貞 trinh ngay
478. 靜 tĩnh lặng
479. 稱 xưng tặng
480. 成 thành nên
481. 忘 vong quên
482. 記 ký nhớ
483. 妻 thê vợ
484. 妾 thiếp hầu
485. 匏 bào bầu
486. 甕 ủng ống
487. 脊 tích xương sống
488. 腔 xoang lòng
489. 虚 hư không
490. 實 thực thật
491. 鐵 thiết sắt
492. 銅 đồng đồng
493. 東 đông đông
494. 朔 sóc bắc
495. 仄 trắc trắc
496. 平 bình bằng
497. 不 bất chăng
498. 耶 da vậy
499. 躍 dược nhảy
500. 潛 tiềm chìm

25 tháng 12 2016

thanks..... không ngờ nó dài đến thế batngo

           Công cha như núi ngất trời   Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Dông          Trời cao biển rộng mênh  mông      Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi         Anh em nào phải thương xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân         Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Ở đâu năm của nàng ơiSông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Sông nào bên đục bên...
Đọc tiếp

           Công cha như núi ngất trời 

  Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Dông

          Trời cao biển rộng mênh  mông

      Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

        Anh em nào phải thương xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

         Yêu nhau như thể tay chân 

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

 

Ở đâu năm của nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng 

Sông nào bên đục bên trong 

Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây

.....

Thành HÀ Nội năm của chàng ơi 

Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Nước Sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

 

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

phất phơ dưới nắng hồng ban mai 

Qua những bài ca dao trên, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân lao động xưa?

b) Nêu nhận xét của em về thể thơ của bài ca dao đó

Giúp mình vs tối nay mk di hc

Không lm cô xử tớ mất

Help me

 

1
25 tháng 9 2016

a)Qua những bài ca dao trên cho ta thấy được tính cảm của mỗi người đối với quê hương đất nước là niềm tự hào trước vẻ đẹp và sự giàu có của cảnh vật quê hương đất nước,tình cảm kính trọng tổ tiên,ong bà và thái độ biết ơn đối với công loa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ tình cảm anh em thân thiết gắn bó.Qua đó phản ánh một cách sâu sắc tình cảm của người lao động dành cho gia dình người thân quê hương đất nước

b)Về thể thơ ca dao dân ca chủ yếu dùng thể thơ lục bát,ngoài ra con sử dụng thơ biến thể

Hạ Tri Chương có làm 2 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vê quê. Bài thú hai như sau: Li biệt gia hương tuế nguyệt đa Cận lai nhân sự bán tiêu ma. Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy Xuân lai bất cải cựu thời ba.Dịch nghĩa: Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng ...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương có làm 2 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vê quê. Bài thú hai như sau:

Li biệt gia hương tuế nguyệt đa

Cận lai nhân sự bán tiêu ma.

Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy

Xuân lai bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa:

Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng

Gần đây chuyện đời đã mỏi mòn quá nửa.

Chỉ có nước của hồ Kính ở trước cửa

Gió xuân vẫn không thể thay đổi được làn sóng ngày xưa.

Dịch thơ:

Năm tháng quê nhà mãi cách xa

Chuyện đời quá nửa đã tiêu ma.

Kính Hồ gương nước ngoài khung cửa

Gió chẳng hề thay lớp sóng xưa.

a) Cả hai bài thơ đều thể hiện chủ đề gì?

b) Cách làm nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương có gì giống nhau, có gì khác nhau? Câu thứ tư của bài này đã nêu ra 1 điều phi lí, vậy cái lí mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là điều gì?

c) So sánh hai câu trên với hai câu treenm hai câu dưới với hai câu đưới để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về giọng điệu của hai bài thơ.

Sự giống nhau và khác nahu giữa 2 bài thơ( ngoài sự giống nhau về chủ đề ):

- Về hình ảnh:.............................................................................................................

- Về việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật:........................................................................................................................

- Về giọng điệu:...........................................................................................................................

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

30 tháng 3 2017

a. Bài thơ kể về hoàn cảnh của Bác khi phải rời xa quê hương bước lên tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng năm 1911. Khi đó Bác có tên là Anh Ba.

b. 3 từ đồng nghĩa: "Đất nước", "quê hương", "xứ sở". Không thể dùng một trong 3 từ đó được vì mặc dù nghĩa là như nhau nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau.

Cụ thể như:

Nước: Là sắc thái bình thường, giản dị.

Quê hương: là sự thân thiết, tình cảm, gần gũi.

Xứ sở: là tình cảm dành cho nơi mình đã rời xa

c. Đoạn thơ trên bộc lộ tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho Bác. Đó là sự kính trọng, yêu thương vô tận dành cho Bác. Đồng thởi tác giả cũng làm nổi bật tâm trạng buồn chán khi phải xa lìa que hương, xa rời những thứ quen thuộc để ra đi tìm đường cứu nước làm nổi bật tình yêu quê hương của Bác.

(Bạn triển khai tiếp nhé ! Mình làm khái quát thôi)

31 tháng 3 2017

Không có gì đâu bạn !!

23 tháng 8 2016

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

 

2 tháng 11 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

 

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

17 tháng 12 2020

là câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

17 tháng 12 2020

Là nói tới mùa Thu , trong tác phẩm truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du.

Chúc bn học tốt^^

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0