K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2021

Nhận xét:

Giai đoạn 1943 – 2001, diện tích rừng nước ta có nhiều biến động.Giai đoạn  1943 -1993, diện tích rừng nước ta giảm mạnh từ 43,3% xuống còn 26,1%, giảm 17,2%.Giai đoạn 1993 – 2001, diện tích rừng nước ta lại tăng lên và có xu hướng phục hồi, tăng từ 26,1% lên 35,8 % tăng 9,7%.undefined
28 tháng 12 2017

- Tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).

Tỉ lệ che phủ rừng Việt Nam (%)

Năm 1943 1993 2001
Tỉ lệ che phủ rừng 43,3 26,1 35,8

- Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 – 2001.

- Nhận xét: Giai đoạn 1943-2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943-1993, diện tích rừng giảm, giai đoạn 1993-2001, diện tích rừng tăng.

29 tháng 3 2019

Nhận xét

Từ năm 1943 đến năm 2011, diện tích rừng nước ta giảm (dẫn chứng).

Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

+ Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mưới rừng.

Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,…).

Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế (tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch,…).

Biện pháp bảo vệ rừng: khai thác, sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng,…

31 tháng 3 2017

- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 - 2001 (%)

- Nhận xét: Giai đoạn 1943 - 2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943 - 1993, diện tích rừng giảm; giai đoạn 1993 - 2001, diện tích rừng tăng.

31 tháng 3 2017

- Tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha):
Tỉ lệ che phủ rừng việt nam (%)

Năm

1943

1993

2001

Diện tích rừng

14,3

8,6

11,8

Hướng dẫn.

- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 - 2001 (%)

- Nhận xét: Giai đoạn 1943 - 2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943 - 1993, diện tích rừng giảm; giai đoạn 1993 - 2001, diện tích rừng tăng.


29 tháng 10 2018

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).

- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.

- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.

* Giải thích

- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.

- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.

26 tháng 10 2023

a) Để tính tỷ lệ phần trăm độ che phủ rừng so với diện tích đất liền, em có thể sử dụng công thức sau:

Tỷ lệ (%) = (Diện tích rừng / Diện tích đất liền) x 100

Ta có:
- Diện tích rừng vào năm 1943 là 14,3 triệu ha.
- Diện tích rừng vào năm 1993 là 8,6 triệu ha.
- Diện tích rừng vào năm 2001 là 11,8 triệu ha.
- Diện tích đất liền là 33,3 triệu ha.

b) Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam:

- Từ năm 1943 đến năm 1993, diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 8,6 triệu ha. Điều này cho thấy một giai đoạn mất rừng đáng lo ngại trong lịch sử của Việt Nam, chủ yếu do khai thác gỗ và biến đổi môi trường.

- Tuy nhiên, từ năm 1993 đến năm 2001, diện tích rừng đã tăng lên 11,8 triệu ha. Điều này có thể được hiểu như một dấu hiệu tích cực, có thể là kết quả của các biện pháp bảo vệ môi trường và tái lâm nghiệp, chương trình trồng cây mới và phục hồi rừng.

- Tuy tỷ lệ phần trăm che phủ rừng so với diện tích đất liền đã tăng từ 1943 đến 2001 (từ khoảng 43% lên khoảng 35,4%), nhưng vẫn ở mức thấp so với các quốc gia khác và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc tế.

18 tháng 5 2019

bản số liệu ở đâu bạn?

1 tháng 3 2019

a) Năng suất chè của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giaỉ đoạn 1990 - 2010

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dỉện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Diện tích chè tăng 116,7%.

+ Năng suất chè tăng 186,8%.

+ Sản lượng chè tăng 518,8%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam không đều nhau, sản lượng chè có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là diện tích chè.

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc đô tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).