Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Hoàn cảnh:
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.
+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng
- Diễn biến chính:
+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.
+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Tham khảo!!!
- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
- Diễn biến chính:
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.
- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.
- Ý nghĩa:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
- Lấy cớ Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động lực lượng sang xâm lược Đại Ngu (1406).
- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô , Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở Tây Đô, Tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Nhà Hồ chỉ chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự "giam mình" trong thế phòng ngự bị động.
+ Nhà Hồ chưa tập hợp sức mạnh của nhân dân.
Tham khảo:
- Nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II):
+ Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt ở phía nam Trung Quốc, sau đó tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
+ Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hòa với An Dương Vương: cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy; sau đó đưa Trọng Thủy sang ở rể tại Âu Lạc để tìm hiểu bí mật quân sự; đồng thời Triệu Đà dùng kế li gián, kiến nội bộ triều đình Âu Lạc mâu thuẫn.
+ Năm 179 TCN, Triệu Đà bất ngờ tấn công, đánh thẳng vào thành Cổ Loa, cuộc chiến đấu của nhân dân Âu Lạc nhanh chóng thất bại.
- Kết quả: Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.
Tham khảo: