Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: “yêu cầu của đề bài là gì?”
Với đề bài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn như:
- Ngày khai giảng
- Lễ đón giao thừa quê em
- Mỗi lầm lỗi của bản thân
- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ
…
Thu thập tư liệu
Tư liệu liên quan đến sự việc có thể được thu thập từ những nguồn như: quan sát thực tế của em về sự việc, nghe người khác kể về sự việc. Em có thể đọc thêm tư liệu về sự việc trong các sách, báo, trang mạng uy tín. Khi đọc tư liệu, ghi lại thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:
- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc em muốn viết và phác thảo một vài chi tiết lí giải vì sao mình có tình cảm, cảm xúc đó. Khi viết, em hãy hình dung lại sự việc.
- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc? Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt? Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận về các giác quan.
Lập dàn ý
Từ những ý đã tìm, dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc.
- Thân bài: + lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các ấn tượng
+ biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó
- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
Bước 3: Viết bài
- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Đối với thân bài, em cần đảm bảo kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự để việc bộc lộ cảm xúc được tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó.
- Để cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, sâu sắc em có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc như hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn, …; các từ ngữ cảm xúc trực tiếp như ôi chao, trời ơi, xiếc bao,…; sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để giúp cho bài văn thêm gợi cảm, dễ dàng truyền tải được cảm xúc.
- Để đảm bảo các yếu tố miêu tả, tự sự gắn với mục đích bày tỏ tình cảm, cảm xúc không bị lạc sang văn miêu tả hay kể chuyện, khi viết, em hãy tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Xem lại và chỉnh sửa
Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào bảng đã gợi ý.
Rút kinh nghiệm
Quy trình viết gồm các bước:
- Bước 1: Định hướng văn bản
- Bước 2: Xây dựng bố cục
- Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục
- Bước 4: Kiểm tra lại
Ý nghĩa của việc tạo lập văn bản:
- Người nói (viết) muốn trình bày sự vật, sự việc và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.
- Người nghe (đọc) hiểu được sự vật, sự việc và tâm tư, tình cảm của người nói.
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Em lựa chọn một đề tài. Ví dụ Mẹo làm đồ chơi bằng giấy
Mục đích: Giới thiệu mẹo làm đồ chơi bằng giấy
Người nghe: Các bạn trong lớp
Cách nói đơn giản, dễ hiểu, nội dung chi tiết, rõ ràng
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Ví dụ: Cách làm gà con bằng giấy
Bước 1: Trước hết, bạn cắt theo hình vẽ dưới đây. Sau đó, bạn lấy giấy màu vàng đè lên giấy trắng và cắt theo. Riêng phần mỏ và đế giấy thì bạn hãy dùng giấy màu nổi để đồ chơi được nổi bật hơn.
Cách làm đồ chơi bằng giấy?
Bước 2: Bạn chỉ cần dán từng vòng tròn rồi dán chúng lại với nhau. Sau đó thì bạn hãy dán mỏ đã gập vào giữa vòng tròn nhỏ và dán hai cánh vào hai bên vòng tròn lớn, gần chỗ nối hai vòng tròn. Cuối cùng, bạn cũng chỉ cần vẽ mắt cho chú gà đáng yêu là xong rồi đấy.
Bước 3: Luyện tập và trình này
Khi luyện tập, em lựa chọn từ ngữ phù hợp ví dụ Tôi tin rằng, (các) bạn sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động này vì…Để hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả, (các) bạn nên lưu ý những đặc điểm sau: thứ nhất là…thứ hai là…cuối cùng…
Chú ý:
- Trong quá trình nói, tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của họ.
- Sử dụng các hình ảnh minh họa phù hợp cho bài nói
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, em nên:
- Lắng nghe ý kiến và các câu hỏi
- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến
- Tiếng tục trao đổi những điều còn thắc mắc.
Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì trình bày như vậy thể hiện sự khoa học, súc tích giúp dễ theo dõi, dễ hiểu
Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu sơ đồ vì chúng thể hiện thông tin một cách trực quan, khoa học, giúp chúng ta hiểu được nội dung chính của một đoạn dài, tránh khó hiểu, dài dòng, theo kịp tốc độ người nói.
Bài thơ Nam quốc sơn hà có 2 ý:
_ Ý1 (thể hiện ở 2 câu đầu): nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định rõ ràng.
_ Ý2 (thể hiện ở 2 câu sau): Kẻ thù ko được xâm phạm. Nếu xâm phạm, thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại.
Được biểu ý theo cách lập luận của 1 bài văn nghị luận.
ý 1: khẳng định chủ quyền lãnh thổ
ý 2: ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc