Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tỉnh Nghệ An
Vị trí địa lý: Nghệ An là một tỉnh ven biển nằm ở gần cực bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lãnh thổ lớn nhất Việt Nam. Phía bắc giáp Thanh Hóa, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Lào.
Đặc điểm tự nhiên:
- Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
- Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.
- Sông, hồ: Nghệ An có nhiều sông và hồ lớn
Hoạt động kinh tế:
- Nông nghiệp: Nghệ An có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè, lúa... Hoạt động trồng trọt chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ. Hoạt động thủy sản tập trung ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Công Nghiệp: Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu Công nghiệp Hoàng Mai I,...
- Dịch vụ: Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh
Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Tham khảo!
TT | Lĩnh vực | Biểu hiện |
1 | Kinh tế | - Tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,… |
2 | Văn hóa | - Có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,… |
3 | Giáo dục | - Là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,... |
Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền
- Tên danh nhân: Ngô Quyền
- Câu chuyện:
+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…
Tham khảo:
Các hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung:
- Làm muối
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
- Du lịch biển
- Giao thông đường biển
a: Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
b: Tham khảo:
c: Có sự khác biệt là bởi vì 2 vùng này có sự khác biệt về nhiệt độ, địa hình
- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng
Trung du và miền núi Bắc Bộ | Đồng bằng Bắc Bộ | |
Vị trí địa lí | - Tiếp giáp với: + Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ. + Vịnh Bắc Bộ. + Các nước Lào và Trung Quốc. | - Tiếp giáp với: + Trung du và miền núi Bắc Bộ; + Duyên hải miền Trung; + Vịnh Bắc Bộ. |
Thiên nhiên | - Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... - Khí hậu: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều; + Mùa đông lạnh nhất cả nước. - Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh. | - Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo. + Mùa đông lạnh. - Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa. |
Dân cư | - Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,... - Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều. | - Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,... - Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều. |
Hoạt động sản xuất | - Làm ruộng bậc thang - Xây dựng công trình thủy điện - Khai thác khoáng sản. | - Trồng lúa nước. - Có nhiều nghề thủ công. - Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. |
Một số nét văn hóa | - Chợ phiên vùng cao. - Lễ hội Lồng Tồng. - Nghệ thuật Xòe Thái. | - Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau - Có nhiều lễ hội đặc sắc. |
Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | - Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945) - … | - Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;… - Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,… |
- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…