K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

BÀI LÀM

Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.

Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruông, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.

Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.

 

Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người giả và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quí thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.

Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò…lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê

Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

13 tháng 11 2016

Trong đời sống của những người nông dân nơi làng quê, hình ảnh cây chuối đã trở nên hết sức quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa. Cùng với cây tre, cây chuối có lẽ chính là người bạn thân thiết nhất đối với tất cả những người con nơi làng quê.

Chuối là một loại cây thường mọc thành bụi và được trồng rất nhiều trong vườn. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng những cây chuối bởi rất nhiều những lợi ích của nó. Thân cây chuối có hình trụ và được tạo thành bởi rất nhiều những bẹ lá hình vòng cung có màu trắng xanh. Nhìn thân cây chuối cao to như vậy, thế nhưng kết cấu bên trong của cây chuối thì rất rỗng và xốp. Do đó, khi còn về nhà bà nội ở quê, em vẫn thường dùng cây chuối làm phao bơi để bám vào mỗi lần đi học bơi là nhờ đặc điểm ấy. Thân chuối thường bao giờ cũng có lớp bẹ ngoài có màu đậm hơn nhiều so với những lớp bên trong. Do tác động của thời tiết, lớp bẹ ngoài ấy thường có màu ngả nâu như lớp áo bảo vệ cả thân cây. Lá chuối rất to. Hai mặt của lá chuối có màu không đều nhau cho lắm. Mặt trên của lá có màu đậm hơn so với mặt trên có tác dụng nhận lấy ánh mặt trời để tạo thành chất diệp lục.

Còn mặt dưới thì nhạt màu hơn. Trên tàu lá, những đường gân mọc chi chít theo thứ tự nhất định, đều tăm tắp. Những tàu lá chuối không hề mọc cùng một phía mà mọc theo nhiều hướng khác nhau, vươn ra khắp mọi nơi như bàn tay để hứng lấy nắng, lấy gió thiên nhiên. Chuối là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh. Do vậy, chỉ sau khoảng 2- 3 tháng, cây chuối đã bắt đầu trổ hoa. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng được nhìn thấy hoa chuối rồi. Nhìn từ xa, trông chúng như những ngọn lửa thắp sáng trên những thân cây chuối màu xanh. Hoa chuối có hình thoi, cũng được tạo thành bởi rất nhiều những lớp áo có màu đỏ tía. Mỗi lớp đều ôm ấp những đài họa bé tí xíu chỉ bằng ngón tay út của chúng ta mà thôi. Chính những đài hoa bé nhỏ này sau này sẽ trở thành những nải chuối thơm ngon. Chuối cũng là loại cây có khả năng thích nghi rất cao, lại nhanh có quả ăn. Do đó, cây chuối cũng được rất nhiều người trồng trong những khu vườn của từng gia đình.

Chuối cũng là một loại cây có rất nhiều những công dụng to lớn. Hầu như các bộ phận ở trên cây chuối đều có thể sử dụng được. Quả chuối là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng cả với chuối xanh và chuối chín. Chuối xanh dùng để ăn cắt lát với những món như thịt ếch, dê, bò,…chuối chín có rất nhiều những chất dinh dưỡng năm trong nó. Lõi thân cây chuối và hoa chuối có thể dùng để làm rau sống ăn rất ngon và mát. Lá chuối có thể dùng để gói và bọc thực phẩm. Với những người chăm làm đẹp, hẳn chúng ta đã từng có ít nhất một lần dùng chuối xay nhuyễn để đắp mặt nạ, dưỡng da.

thuyet minh ve cau chuoi

Tất cả những bộ phận trê cây chuối hầu như chúng ta đều có thể sử dụng chúng được. Đó chính là những đặc điểm mà không phải loại cây nào cũng có thể làm được. Thế mới biết, giá trị của cây chuối lớn như thế nào.

Trong đời sống văn hóa, cây chuối cũng được so sánh, liên tưởng tới rất nhiều những hình ảnh. “ mẹ già như chuối chín cây”. Hình ảnh của những cây chuối đang có quả chín. Mẹ phải hi sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Thế nên, khi những buồng chuối chín dần thì thân cây lại càng thêm khô héo cũng như người mẹ nuôi con, cho tới khi con cái được lớn khôn trưởng thành thì cũng là lúc mẹ đã già đi, không còn được như ngày nào nữa. Đó chính là sự liên tưởng tương đồng của những người mẹ và cây chuối. Hay như trong những bức tranh của các danh hoa thì hình ảnh của cây chuối luôn được người họa sĩ ưu ái để đưa vào trong những đứa con của mình.

Tóm lại, cây chuối là một loại cây vô cùng hữu dụng và có rất nhiều những giá trị trong nó. Không chỉ giúp cho chúng ta có được thu nhập mà chúng còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người chúng ta để chúng ta biết thêm nhiều hơn về cuộc sống.

22 tháng 11 2016

Đề 2:

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.


Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.


Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh


Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.


Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

 




Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.


Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.


Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.


 

22 tháng 11 2016

Đề 3: Bài làm:

Ở Việt Nam, chiếc bút bi mới xuất hiện gần nửa thế kỷ, chiếc bút bi được chế tạo ra phải qua bao nhiêu sự cải tiến, sáng tạo của con người. Chiếc bút bi – sản phẩm của trí tuệ con người, một loại bút tiện lợi, dễ mua.

 

Chiếc bút bi ra đời từ nửa thế kỷ nay, bắt nguồn từ chiếc bút lòng được ông ta ta sử dụng khi chữ viết xuất hiện. Theo thời gian, chiếc bút bi ngày càng được cải thiện, đầu thế kỷ XX chiếc bút máy được ra đời. Họ hàng nhà bút có nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau, nhưng trên thị trường hiện nay chiếc bút bi được sử dụng rất rộng rãi, màu sắc, hình dáng, chủng loại của chiếc bút bi rất đa dạng và phong phú mang nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng… có nhiều kiểu bút khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thị trường. Chính vì thế, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn, lựa chọn cho mình những chiếc bút bi xinh xắn mà mình thích.

Hiện nay, có hai loại bút bi được dùng phổ biến là chiếc bút bi có nắp và chiếc bút bi có lò xo, nhưng dù thuộc loại nào thì bút bi cũng chỉ dài từ độ 10 đến 20 cm, to hơn chiếc đũa ăn cơm. Chiếc bút bi gồm hai phần chính: vỏ bút và ruột bút, vỏ bút được làm bằng nhựa cứng nhựa màu bao quanh ruột bút. Cấu tạo chủ yếu của vỏ bút là hình trụ, thuôn dài thuộc về phía đầu bút. Ngày nay, bên ngoài vỏ bút chỗ tay cầm có các gân nhỏ hoặc đệm cao su để có thể cầm bút dễ dàng, không bị đau tay. Có nút ấn đối với loại bút lò xo, nắp đậy với loại bút có nắp đều được làm bằng nhựa màu. Phần bên trong vỏ bút là ruột bút, đây là phần quan trọng của chiếc bút bi. Ruột bút gồm đầu bút và thân bút, thân bút nhỏ, mềm, rỗng bện trong dùng để chứa mực, đầu thân bút gắn với ngòi bút, ngòi chiếc bút bi bằng kim loại nhỏ bé, có hạt bi con ở mũi bút.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bút tốt, đẹp, rẻ tiền, tiện lợi như Thiên long, Hồng à, chữ A, milo… bút bi có nhiều tiện ích trong sử dụng. Vì thế nó là một dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất đối với học sinh sinh viên. Ở văn phòng công sở, học sinh trung học và đại học đều thấy những chiếc bút bi. Họ thích bút bi vừa chiếc bút bi vừa tiện lợi, vừa rẻ, viết trơn, nhanh hơn. Mặc dù, chiếc bút bi không viết được chữ nét thanh, nét đậm như bút máy nhưng nó không dấy bẩn như bút máy và ít bị hỏng hóc trong khi viết và tốc độ viết nhanh nên nhiều học sinh cấp 2 vẫn dùng bút bi trong ghi chép và học tập. Một ưu thế của bút bi đó là có thể tiết kiệm được tiền khi bút hết mực ta giữ lại vỏ bút và chỉ cần thay ruột bút là có thể lại trở thành một cây bút bi bình thường.

Bút bi có nhiều công dụng nên đi kèm với nó, người sử dụng phải biết sử dụng và bảo quản đúng cách, chu đáo. Ta nên để bút bi vào hộp bút để bảo vệ bút tránh khỏi các tác nhân bên ngoài, không nên vì giá thành rẻ mà sử dụng phung phí, không biết tiết kiệm, khi viết xong cần đập nắp bút hoặc bấm lò xo để bảo vẹ ngòi bút để nó có thể cho ta những nét chữ đẹp, đều và giúp ta sử dụng được lâu hơn, lúc đó chiếc bút mới thực sự có ích cho con người.

Có thể nói, chiếc bút bi là một đồ dùng học tập cần thiết của mỗi học sinh thời cắp sách tới trường, không những thế nó còn là người bạn quý mến của chúng ta. Sự thành công của con người một phần nhờ chiếc bút bi, bởi vậy mà mỗi người cần phải giữ gìn, bảo vệ chiếc bút bi.thuyết minh về chiếc bút bi của em.

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

22 tháng 12 2016

Trong hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học của học sinh, không chỉ cần các yếu tố chủ thể như người giáo viên, học sinh mà còn cần đến sự hỗ trợ của rất nhiều các yếu tố khác như: không gian học, các phương tiện hỗ trợ như: bảng, phấn, bàn học, ghế …và một vật dụng không thể thiếu, đảm bảo quá trình dạy và học có thể diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả, đó là sách vở. Sách là phương tiện hữu ích và không thể thiếu đối với mỗi học sinh, bởi không chỉ tiếp thu những tri thức thông qua lời giảng gải của giáo viên mà học sinh còn cần có sách vở để mở rộng tri thức cũng như củng cố những tri thức đã học. Như bao cuốn sách khác, sách giáo khoa Ngữ văn lớp tám tập một cũng là một quyển sách vô cùng hữu ích đối với hoạt động học của học sinh.

Sách giáo khoa là cuốn sách do bộ giáo dục và đào tạo biên soạn theo nội dung, chương trình dạy và học của giáo viên và học sinh của các cấp. Theo đó, nội dung trong các cuốn sách giáo khoa phải đẩm bảo các tiêu chí sau. Thứu nhất, đó là về tính chính xác, khoa học, nghĩa là những kiến thức, nội dung được đưa vào trong chương trình dạy phải đảm bảo tính chuẩn xác về kiến thức, là những kiến thức đã được các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới kiểm chứng về tính chuẩn mực của nó. Thứ hai, đó chính là tính phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh từng lứa tuổi, bởi lẽ không đảm bảo tính vừa trình độ, kiến thức đưa vào dễ qua hoặc khó quá thì sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục cao, học sinh sẽ lơ là hoặc cảm thấy áp lực trong hoạt động học.

Yếu tố thứ ba nữa đó chính là nội dung đưa vào phải chứa đựng kiến thức, cùng với đó là những nội dung mang tính giáo dục cao để học sinh không chỉ biết tiếp thu mà còn biết thực hành, không chỉ học những lí thuyết suông mà còn biết vận dụng vào trong đời sống thực tiến. Trên cơ sở tiền đề vừa nêu, tôi nhận thấy quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một đảm bảo được đầy đủ những yêu cầu đó, không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt hình thức đều được đảm bảo.

Sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một do nhà xuất bản giáo dục xuất bản, tùy nhu cầu sử dụng của học sinh và giáo viên mà nhà xuất bản sẽ tiến hành những lần xuất bản khác nhau, và thờ gian xuất bản, lần xuất bản cũng được ghi chú rõ trong trang cuối của mỗi quyển sách giáo khoa này, chẳng hạn như cuốn sách giáo khoa của tôi được xuất bản lần thứ sáu, vào tháng bảy năm hai ngàn không trăm mười lăm. Về cơ bản, nội dung cuốn sách giáo khoa ngữ văn đều được giữ nguyên, cả về hình thức cũng vậy. Do đó mà các lần xuất bản khác nhau chỉ khác nhau ở ghi chú thời gian, còn nội dung và hình thức được đảm bảo tuyệt đối. Nếu hi hữu lắm có sự thay đổi thì có lẽ đó là ở chất lượng giấy.

 

Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một của tôi có màu sắc sáng hơn so với đứa bạn cùng bàn. Tuy nhiên, về cơ bản thì nội dung vẫn được giữ nguyên. Cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp tám có chiều dài là hai mươi cen ti mét và chiều rộng khoảng mười cen ti mét, độ dày của cuốn sách cũng rất phù hợp, không dày quá mà cũng không mỏng quá. Về cấu tạo hình thức bên ngoài đều rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của học sinh cũng như giáo viên. Ở cuối mỗi cuốn sách giáo khoa lớp tám tập một đều có dán tem của bộ giáo dục và đào tạo, đó chính là sự xác nhận cho học sinh cũng như phụ huynh biết được đó chính là do bộ giáo dục biên soạn, tránh được những trường hợp, các cơ sở in ấn bên ngoài sản xuất lậu, tạo ra những quyển sách không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

Giá của cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một cũng được in rõ ở ngay cuối của bìa sách, ở dìa ngoài cùng của bên tay phải. Và giá của cuốn sách này là mười hai nghìn năm trăm đồng. Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám này cũng như bao quyển sách giáo khao khác vì được bộ giáo dục hỗ trợ giá nên giá trị của nó rất vừa phải, ai cũng có thể mua để sử dụng. Đấy là về mặt hình thức, còn về mặt nội dung của quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám cũng rất phù hợp đối với trình độ của học sinh, quyển sách này bao gồm các đơn vị kiến thức mới, ví dụ như phần tập làm văn sẽ có các bài văn về nghị luận xã hội, thuyết minh về một vật hay về một sự kiện, địa danh nào đó. Về phần văn thì có các văn bản chức năng thuộc các thể loại nhưu chiếu, cáo, biểu. Ví dụ như các văn bản: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…

Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một không chỉ được đảm bảo về hình thức bên ngoài mà ngay những nội dung được đưa vào cũng đảm bảo tính mới mẻ, kiến thức, nội dung đảm bảo tính vừa sức, chuẩn mực. cũng vì vậy mà học sinh lớp tám sẽ được học những đơn vị kiến thức của môn ngữ văn lớp tám đầy bổ ích.

Bạn tham khảo nhé! ^_^

2 tháng 1 2017

Huỳnh Minh Phát

mk nghĩ chép đó

9 tháng 5 2020

Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.

- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.

Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...

Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?A. Bút kíB. Truyện ngắn trữ tìnhC. Tiểu thuyếtD. Tuỳ bútCâu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?A. Lời nóiB. Tâm trạng C. Ngoại hìnhD. Cử chỉCâu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử...
Đọc tiếp

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

3
14 tháng 4 2017

Chịu

khó quá

22 tháng 8 2017

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!

25 tháng 1 2018

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1 khoảng 95km đến thị xã Ninh Bình rồi sẽ theo đường số 10 chừng 28km sẽ tới thị trấn nhỏ nhưng rất nổi tiếng. Phát Diệm – nơi có nhà thờ cổ nhất VN, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm dáng dấp phương Đông.

Khu nhà thờ Phát Diệm được cha Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ sáu), chánh xứ Phát Diệm, xây từ năm 1876 đến khi cụ qua đời (6-7- 1899) mới hoàn thành. Khu nhà thờ có diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm nhiều công trình như ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, bốn nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo… Trong đó, phương đình được coi là công trình nổi bật hơn cả. Phương đình có nghĩa là "nhà vuông”, kích thước cũng gần như vuông: chiều ngang 24m, sâu 17m, cao 25m và chia làm ba tầng. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng toàn bằng đá xanh vuông vắn, trên đó tạc những bức phù điêu diễn tả sự tích Chúa Giê su và một vài vị thánh. Tầng giữa cũng được xây bằng đá có đặt một chiếc trống cái. Ở bốn gốc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong. Tầng trên cùng lại được xây bằng gỗ, nơi đây đặt một quả chuông cao tới 1,9m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn. Âm thanh của chuông ngân vang, vọng xa đến cả chục cây số. Đứng ở tầng này có thể đưa tầm quan sát cả một vùng non nước xung quanh.

Từ phương đình ta nhìn thấy mặt tiền của nhà thờ lớn với năm lối vào bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch có mái cong. Đứng trước mặt tiền nhà thờ lớn, ta được chiêm ngưỡng một kiến trúc vừa mĩ lệ, tinh xảo, vừa thanh thoát, lôi cuốn. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m. Bước vào bên trong nhà thờ, phải một lúc mới nhìn rõ vì rất tối. Điều đầu tiên làm ta chú ý là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến bàn thờ bằng đá, sau bàn thờ là bức vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng rực rỡ.

Phía tây nhà thờ lớn là nhà thờ Thánh Giuse và nhà thờ Thánh Phê rô; phía đông là nhà thờ trái tim Ghúa Gie su và nhà thờ Thánh Rôcô. Cả bốn nhà thờ này đều có kích cỡ như nhau, cấu trúc tương tự nhau, song lại có vẻ độc đáo riêng. Còn một nhà thờ nữa là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ. Nhà thờ này dài 18m, rộng 9m, cao 5m, từ nền, cột, xà, tường, chấn song đến tháp, bàn thờ đều bằng đá nên còn có tên gọi là "nhà thờ đá”. Điều đặc biệt là nhà thờ này có hàng chữ khắc bằng Việt ngữ duy nhất trong toàn bộ khu nhà thờ Phát Diệm: Trái tim thánh Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông truyền, cầu cho chúng tôi”.

Trước những công trình đồ sộ, độc đáo như vậy, du khách không khỏi ngạc nhiên, thán phục tài ba của cụ Sáu và những nghệ nhân vô danh đã làm nên những bức tường, những chiếc sập, những bức phù điêu toàn bằng đá, những cột gỗ cao hơn chục mét, nặng tới 7 tấn, những nét chạm trổ tinh vi, điêu luyện… Tất cả đều đẹp tới mức hoàn hảo.

Đến Phát Diệm, bạn có cảm giác tâm hồn được thanh thản bởi không gian tĩnh lặng, tôn nghiêm, không khí trong lành, thoáng đãng. Và thật đánh tiếc nếu đến Phát Diệm mà lại không chụp vài “pô” ảnh trước nhà thờ lớn làm kỉ niệm. Nếu không có máy ảnh, xin bạn cứ yên tâm và tin tưởng vào đội ngũ thợ ảnh ở đây. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Còn nếu bạn muốn mua quà lưu niệm thì Phát Diệm cũng rất sẵn, đặc biệt là đồ bằng cói: mũ, dép, thảm, giỏ xách… với giá chỉ trên dưới 4.000 đồng/chiếc…

Trải qua hơn một thế kỉ với bao sự xói mòn của thời gian và tàn phá của bom đạn chiến tranh, nhà thờ Phát Diệm vẫn uy nghiêm tồn tại. Nhà thờ Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam từ hơn một thế kỉ nay mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong vùng du lịch Ninh Bình – Hoa Lư – Bích Động – Địch Lộng – Cúc Phương, hằng năm đón hàng chục nghìn khách du lịch bốn phương. Quần thể kiến trúc Phát Diệm đã được Bộ Văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa chung của cả nước.

mk suf mạng vì mk cũng ko sống ở đây

có j chọn lọc lấy ý nha

25 tháng 1 2018

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1 khoảng 95km đến thị xã Ninh Bình rồi sẽ theo đường số 10 chừng 28km sẽ tới thị trấn nhỏ nhưng rất nổi tiếng. Phát Diệm – nơi có nhà thờ cổ nhất VN, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm dáng dấp phương Đông.

Khu nhà thờ Phát Diệm được cha Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ sáu), chánh xứ Phát Diệm, xây từ năm 1876 đến khi cụ qua đời (6-7- 1899) mới hoàn thành. Khu nhà thờ có diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm nhiều công trình như ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, bốn nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo… Trong đó, phương đình được coi là công trình nổi bật hơn cả. Phương đình có nghĩa là "nhà vuông”, kích thước cũng gần như vuông: chiều ngang 24m, sâu 17m, cao 25m và chia làm ba tầng. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng toàn bằng đá xanh vuông vắn, trên đó tạc những bức phù điêu diễn tả sự tích Chúa Giê su và một vài vị thánh. Tầng giữa cũng được xây bằng đá có đặt một chiếc trống cái. Ở bốn gốc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong. Tầng trên cùng lại được xây bằng gỗ, nơi đây đặt một quả chuông cao tới 1,9m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn. Âm thanh của chuông ngân vang, vọng xa đến cả chục cây số. Đứng ở tầng này có thể đưa tầm quan sát cả một vùng non nước xung quanh.

Từ phương đình ta nhìn thấy mặt tiền của nhà thờ lớn với năm lối vào bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch có mái cong. Đứng trước mặt tiền nhà thờ lớn, ta được chiêm ngưỡng một kiến trúc vừa mĩ lệ, tinh xảo, vừa thanh thoát, lôi cuốn. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m. Bước vào bên trong nhà thờ, phải một lúc mới nhìn rõ vì rất tối. Điều đầu tiên làm ta chú ý là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến bàn thờ bằng đá, sau bàn thờ là bức vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng rực rỡ.

Phía tây nhà thờ lớn là nhà thờ Thánh Giuse và nhà thờ Thánh Phê rô; phía đông là nhà thờ trái tim Ghúa Gie su và nhà thờ Thánh Rôcô. Cả bốn nhà thờ này đều có kích cỡ như nhau, cấu trúc tương tự nhau, song lại có vẻ độc đáo riêng. Còn một nhà thờ nữa là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ. Nhà thờ này dài 18m, rộng 9m, cao 5m, từ nền, cột, xà, tường, chấn song đến tháp, bàn thờ đều bằng đá nên còn có tên gọi là "nhà thờ đá”. Điều đặc biệt là nhà thờ này có hàng chữ khắc bằng Việt ngữ duy nhất trong toàn bộ khu nhà thờ Phát Diệm: Trái tim thánh Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông truyền, cầu cho chúng tôi”.

Trước những công trình đồ sộ, độc đáo như vậy, du khách không khỏi ngạc nhiên, thán phục tài ba của cụ Sáu và những nghệ nhân vô danh đã làm nên những bức tường, những chiếc sập, những bức phù điêu toàn bằng đá, những cột gỗ cao hơn chục mét, nặng tới 7 tấn, những nét chạm trổ tinh vi, điêu luyện… Tất cả đều đẹp tới mức hoàn hảo.

Đến Phát Diệm, bạn có cảm giác tâm hồn được thanh thản bởi không gian tĩnh lặng, tôn nghiêm, không khí trong lành, thoáng đãng. Và thật đánh tiếc nếu đến Phát Diệm mà lại không chụp vài “pô” ảnh trước nhà thờ lớn làm kỉ niệm. Nếu không có máy ảnh, xin bạn cứ yên tâm và tin tưởng vào đội ngũ thợ ảnh ở đây. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Còn nếu bạn muốn mua quà lưu niệm thì Phát Diệm cũng rất sẵn, đặc biệt là đồ bằng cói: mũ, dép, thảm, giỏ xách… với giá chỉ trên dưới 4.000 đồng/chiếc…

Trải qua hơn một thế kỉ với bao sự xói mòn của thời gian và tàn phá của bom đạn chiến tranh, nhà thờ Phát Diệm vẫn uy nghiêm tồn tại. Nhà thờ Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam từ hơn một thế kỉ nay mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong vùng du lịch Ninh Bình – Hoa Lư – Bích Động – Địch Lộng – Cúc Phương, hằng năm đón hàng chục nghìn khách du lịch bốn phương. Quần thể kiến trúc Phát Diệm đã được Bộ Văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa chung của cả nước.

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0