Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.
Tham khảo!
- Đặc điểm lãnh thổ và vị trí giúp Liên Bang Nga có thể giao thương thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia châu Âu, châu Á và cả Bắc Phi, Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ liên bang nga nằm trong khu vực khí hậu không thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
- Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên bản sắc đa dạng
Tham khảo!
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
Những đặc điểm như diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiềm lực khoa học kỹ thuật, đa dạng dân tộc và nền văn hóa đa dạng của Liên bang Nga có tác động đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Dưới đây là một số tác động quan trọng:
Kinh tế: Diện tích lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nga cung cấp cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu.
Xã hội: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa của Nga tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, góp phần vào sự phát triển xã hội và sự thịnh vượng của đất nước. Điều này thể hiện qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và giáo dục.
Khoa học và công nghệ: Tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, y tế và năng lượng. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.
+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Tham khảo
- Tác động thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.
+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.
+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.
Tham khảo:
- Vị trí địa lý giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do tiếp giáp với đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.
- Điều kiện tự nhiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp Hoa Kỳ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.
- Dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tỷ lệ người nhập cư cao, tạo nên nguồn lao động tri thức thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.
- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.
+ Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.
+ Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...
- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:
+ Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;
+ Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.
+ Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.
+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.
+ Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao.
- Sông, hồ:
+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát; các con sông khác thường ít nước.
+ Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.
+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á.
- Khoáng sản:
+ Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.
+ Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....
- Sinh vật:
+ Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
+ Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất)....
- Biển:
+ Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.
+ Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.
+ Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.
Đáp án C.
Giải thích: Trung Á là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,…), có khí hậu khô hạn, trên các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.