Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất:
- Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào. Khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì chặn lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất.
- Con đường tế bào chất: Nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất.
Đáp án A
Khi tế bào hạt đậu trương nước, vách ngoài căng ra làm vách trong căng theo, khí khổng mở. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
Ở cây sống trên sa mạc như xương rồng, ban ngày khí khổng đóng lại để hạn chế thoát hơi nước. ban đêm khí khổng mở ra để lấy CO2 dùng trong quá trình quang hợp. Khí khổng cũng có thể đóng lại khi cây thiếu nước. Phương án đúng là (1) và (3).
Chọn đáp án B
- 2 sai vì khi trời nắng gắt cần phải có sự thoát hơi nước để làm mát lá nên khí khổng mở ra.
- 4 sai vì khí khổng mở ra khi tế bào hạt đậu trương nước.
Chọn đáp án B
- 2 sai vì khi trời nắng gắt cần phải có sự thoát hơi nước để làm mát lá nên khí khổng mở ra.
- 4 sai vì khí khổng mở ra khi tế bào hạt đậu trương nước
Tham khảo:
Trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, được thực hiện ở cấp cơ thể cũng như cấp tế bào. Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải các chất bài tiết ra ngoài. Tế bào hấp thụ các chất cần thiết từ cơ thể và thải các chất bài tiết.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chaát mới, tích lũy năng lượng, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng, phân giải các chất hấp thụ. Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.
Đáp án C
(1) Sai. Vì khi lá càng già lớp cutin càng dày.
(2) Sai. Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (4) – qua khí khổng là chủ yếu.
(3) Sai. Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa nhiều diệp lục hơn tế bào (3).
(4) Sai. Ơ nhiều loài, tế bào (4) – khí khổng có ở cả hai mặt của lá.
(5) Sai. Vì giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp.
(6) Đúng.