K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

háng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.

Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.

Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.

Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.

Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.

16 tháng 3 2018

không phải bạn àleuleuucchehuhu

17 tháng 12 2019

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

  - Tác giả dựng cảnh tương phản:

   + Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

   + Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

   + Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

   + Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

  - Cái kết đầu cuối tương ứng:

   + Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

   + Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

   + "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.

  - Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

  - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

    → Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

7 tháng 11 2021

có ai chơi free fire ở đây ko

14 tháng 9 2023

- Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải”: biến cái động thành tĩnh, thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước.

- Miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động

- So sánh độc đáo dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây, làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.

Yêu quê hương, không chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn là nỗi hoài niệm về một miền xưa cũ, một dĩ vãng vàng son của dân tộc. Điều đó được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua tác phẩm Ông đồ:“Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực Tàu, giấy đỏBên phố đông người quaBao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài:“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”Vẻ...
Đọc tiếp

Yêu quê hương, không chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn là nỗi hoài niệm về một miền xưa cũ, một dĩ vãng vàng son của dân tộc. Điều đó được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua tác phẩm Ông đồ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Vẻ đẹp quê hương không chỉ qua những cảnh vật mà còn qua những con người làm nên nét đẹp non sông. Hình ảnh ông đồ già ngồi trên phố cầm bút vẽ những nét “như rồng múa, phượng bay” đã trở thành một kỉ niệm khó quên trong lòng bất cứ người con nào của đất nước Việt Nam. Bởi hình ảnh ấy là thứ hình ảnh quen thuộc nhất mỗi khi xuân về, người người nô nức đi xin chữ, cầu may đầu năm. Thế nhưng, thời gian qua đi, khi những cái mới tràn đến cùng văn hoá Tây phương, cái thú “xin chữ” đầu năm bị vứt bỏ, bị gạt ra lề của xã hội trong niềm đau xót:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Vũ Đình Liên thương tiếc một thời đã qua, tiếc nhớ một dĩ vãng đã từng vàng son đến thế! Đó là bởi ông yêu quê hương, ông trân trọng những di sản, trân trọng những nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta từ ngàn đời nay. Yêu quê hương chính là sự tiếc nhớ, hoài niệm những gì đẹp đẽ nhất của đất nước nay đã lụi tàn theo thời gian.

0
24 tháng 3 2023

Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên. 

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.  


"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng. 
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển. 

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

26 tháng 3 2023

Cảm ơn bạn!

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

 

Chọn B