Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Côn Sơn là nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp. Phía bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu "Ngũ Nhạc linh từ" thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Côn Sơn) cao 200m, trên đỉnh có Bàn Cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân. Rừng ở Côn Sơn chủ yếu là thông, bạt ngàn, xanh tốt. Suối Côn Sơn chảy rì rầm từ Bắc xuống Nam, giống như tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng mênh mông… Bắc qua suối là cây cầu Thấu Ngọc - một công trình tuyệt mỹ đã đi vào thơ ca, sử sách. Mỗi buổi sáng, sương mờ trắng xóa bao phủ đỉnh núi, trưa đến, Côn Sơn lại khoác lên mình tấm áo tươi xanh, ngan ngát hương bay.
Cảnh đẹp Côn Sơn từ trước tới nay đã quyến rũ bao tao nhân, mặc khách. Chả thế mà, sáu thế kỷ trước, Côn Sơn đã như cảnh thần tiên qua ngòi bút của Nguyễn Phi Khanh (thân sinh ra Nguyễn Trãi) tả trong "Thanh Hư Động ký: "Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bầy/ Hoa dọc suối, cỏ ven rừng biếc hồng phấp phới/ Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem...". Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn thật hữu tình, được thể hiện qua tác phẩm Côn Sơn Ca: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”.
Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh đẹp, Côn Sơn còn là miền đất địa linh nhân kiệt.
Hơn một ngàn năm trước, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở Côn Sơn để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, một trong 12 loạn sứ quân vào cuối thời nhà Ngô (thế kỷ thứ 10), giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước. Thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, ba vị lập ra thiền phái Trúc Lâm đã về Côn Sơn thuyết pháp, xây dựng chùa Côn Sơn thành chốn Tổ đình, một thiền viện lớn của triều Trần và giao cho Huyền Quang trụ trì. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để nghỉ ngơi những năm tháng cuối đời. Lê Thánh Tông (1460 – 1497), vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát(1808-1855) (thời Nguyễn)... đều đã đến đây vãn cảnh, làm thơ, để lại cho đời những tác phẩm giá trị.
Tháng 2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm danh thắng Côn Sơn. Tại đây, Người đã đọc văn bia trước cửa chùa Côn Sơn bằng sự trân trọng, thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt với cố nhân.
Côn Sơn gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân đất Việt. Tuy nhiên, khi nói đến Côn Sơn là nói đến Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - người đã gắn bó cả cuộc đời, sự nghiệp của mình ở đây. Thật vậy, ở Côn Sơn, mỗi sự vật, di tích đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi – Sao Khuê.
Khu di tích này hiện còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị, tiêu biểu như:
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là chùa Kỳ Lân, chùa Hun), tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân (núi Hun). Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự. Tương truyền, năm Hưng Long thứ 12 (1304), nhà sư Pháp Loa đã cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ ở chân núi Kỳ Lân, giao Huyền Quang trụ trì. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329), chùa được trùng tu, mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, một trong các trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Đến thời Lê, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng lớn với 83 gian tòa ngang dãy dọc, gạch đỏ, ngói để men màu và 385 pho tượng. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, chùa đã bị thu nhỏ lại với kiến trúc hiện nay hình chữ công (工), gồm 3 toà: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, trong đó có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ cây Đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đáng chú ý là bia "Thanh Hư Động" dựng từ thời Long Khánh (1373 - 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích vào ngày 15/2/1965.
Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia đợt I năm 1962 và di tích đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Nhà Tổ nằm ngay phía sau chùa Côn Sơn, thờ tượng 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ (Vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), tượng Quan tư đồ Trần Nguyên Ðán và vợ, tượng Nguyễn Trãi và vợ thứ của ông (bà Nguyễn Thị Lộ).
Đền Nguyễn Trãi có tên chữ là “Ức Trai linh từ”, tọa lạc trên diện tích 10.000m² dưới chân núi Ngũ Nhạc nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái – thân mẫu của Nguyễn Trãi. Đền tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên dựa vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân tạo thế tả thanh long, hữu bạch hổ. Minh đường của đền nhìn ra hồ Côn Sơn, nơi có núi Phượng Hoàng, Chúc Thôn chầu vào. Dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy đền.
Đền gồm có 15 hạng mục: đền Chính, nhà Tả vu, nhà Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại, cầu Thấu Ngọc, miếu Giải oan, hồ Nhân Nghĩa, nhà bia, am hoá vàng, hệ thống sân vườn... Trong đó, đền Chính được xây dựng trên diện tích khoảng 200m², theo hình chữ công (工), mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê, gồm 3 gian: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Trong Hậu cung đặt tượng thờ Nguyễn Trãi bằng đồng cao 1,4 m, nặng 600 kg và hai tượng song thân phụ mẫu của ông.
Tại đây vẫn còn lưu giữ những bức hoành phi, câu đối với nội dung thể hiện tâm hồn, cốt cách, tài năng, công đức lớn lao của Nguyễn Trãi và tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với ông.
Đền thờ Trần Nguyên Đán được xây dựng năm 2004, gần thượng nguồn suối Côn Sơn, tại vị trí mà hơn sáu trăm năm trước ông đã dựng nhà để nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán đã đưa vợ và cháu ngoại là Nguyễn Trãi mới 5 tuổi về sống tại Côn Sơn. Tại đây, ông đã cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi - động Thanh Hư. Đây là công trình quy mô hoành tráng, bao gồm nhiều hạng mục hài hoà với thiên nhiên, đã trở thành địa danh nổi tiếng, đi vào thi ca, sử sách.
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, dưới chân Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền, vào một đêm rằm tháng bảy, thiền sư Huyền Quang mơ thấy một viên ngọc sáng lấp lánh nằm trên sườn núi Kỳ Lân. Trời sáng, thiền sư cùng các tăng ni lên sườn núi xem xét, khi phát quang bụi sim, mua, thấy một giếng nước trong vắt, uống thử thấy nước ngọt, mát, người khoan khoái. Khi về chùa, thiền sư đã làm lễ tạ thần linh vì ban cho chùa nguồn nước quý và xin được khơi sâu, kè bờ. Từ đó giếng được gọi là giếng Ngọc và các sư trong chùa thường lấy nước giếng để cúng lễ. Đã có thời gian giếng bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, giếng đã được đầu tư khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân để tạo cảnh quan chung cho khu du lịch và cũng là để du khách khi về thăm Côn Sơn có dịp uống ngụm nước giếng thiêng.
Khu mộ tháp nằm gần giếng Ngọc. Tại đây, Vua Trần Minh Tông đã cho dựng Đăng Minh bảo tháp bằng đá xanh, cao 3 tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng thờ Huyền Quang sau khi thiền sư mất.
Bàn Cờ Tiên: Từ giếng Ngọc, theo con đường lát đá dài hơn 600 bậc với hai bên là rừng thông xanh cao ngất trời sẽ đến đỉnh núi Kỳ Lân (cao 200m). Đỉnh núi là một khu đất bằng phẳng, trên có một phiến đá khá rộng, người xưa gọi là Bàn Cờ Tiên. Tại đây hiện còn lưu giữ di tích nền hình chữ công của Am Bạch Vân – một kiến trúc được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 14), thời Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn với tám mái chảy, có lan can xung quanh, để các vị cao tăng tu luyện, giảng kinh, thuyết pháp cho môn đệ.
Năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xây dựng "Vọng giang đình" (nhà bia) hai tầng cổ các tám mái để tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi ngay bên cạnh di tích nền Am Bạch Vân. Tại đây có bia đá khắc ghi về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi và lịch sử di tích Côn Sơn.
Từ đỉnh núi Kỳ Lân, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng núi, rừng rộng lớn, nhìn về đông bắc 10km là núi Bái Vọng với quả núi hình hoa sen, cỏ cây tươi tốt, đây chính là nơi để thi hài của Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi.
Thạch Bàn là hai tảng đá sói kết, mặt tương đối bằng phẳng,nằm cách nhau gần 100m, bên cạnh suối Côn Sơn.
Thạch Bàn lớn thường gọi là “hòn đá 5 gian”, có kích thước 28,5 x 6m. Tương truyền, đây là nơi Nguyễn Trãi thường ngồi ngắm cảnh, làm thơ và suy nghĩ vận nước. Thạch Bàn nhỏ hơn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh khi Người đến thăm Côn Sơn.
Hàng năm, tại Côn Sơn diễn ra hai lễ hội chính gắn với đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh). Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ 14 - 17 tháng Giêng để tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả, với các nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian như: Lễ Mông sơn thí thực, lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước, đua thuyền trên Lục Ðầu Giang, chọi gà, cờ người, đấu vật… Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 15 – 20/8 âm lịch để tưởng nhớ ngày mất của Đức Thánh Trần và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, với các nghi lễ như: lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ duyệt quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần và nhiều hoạt động dân gian như: đấu vật, đua thuyền, bắt vịt…
Trong những năm gần đây, Côn Sơn đã được tôn tạo và bổ sung nhiều công trình, đường vào Côn Sơn từ nhiều ngả được nâng cấp và tráng nhựa. Du khách đến đây dù vào thời điểm nào cũng bắt gặp không khí mát mẻ trong lành, một không gian thơ mộng và đượm tính nhân văn.
Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:
Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)
Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.
Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.
“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .
Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.
Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết
“Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...
Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...
"trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau"
(tin thắng trận-HCM)
‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
* Thân bài:
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
– Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);
– Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:
+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tâm lòng son"
Bốn câu thơ trên tuy ngắn gọn những cũng đủ để "Bà chúa thơ Nôm" nói lên suy nghĩ của mình về số phận của đời của người phụ nữ. Từ "thân em" là từ ngữ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa."Vừa trắng lại vừa tròn" là cái hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên cái sự chịu vùi dập từ những thành kiến bất công đường thời mà người phụ nữ gánh chịu. Đồng thời, ta thấy được cái quan niệm "trọng nữ khinh nam" vẫn tồn tại khiến người phụ nữ phải chịu bất công, số phận và cuộc đời của họ lại bị những người đàn ông quyết định. Chao ôi, người phụ nữ thật can đảm và mạnh mẽ mới có thể chịu được những điều ấy. Thân phận của họ vẫn cứ thế, bấp bênh như câu thành ngữ "bảy nổi ba chìm" đã được đảo ngược ở trong bài thơ, không biết sẽ đi về đâu và như thế nào. Nhưng dù thế nào họ vẩn cố gắng giữ cái giá, phẩm chất của mình, họ vẫn giữ tấm lòng sắt son, thủy chung dù có ở cảnh ngộ nào cũng vây. Qua đó, ta thấy tác giả đã ca ngợi em đẹp của người phụ nữ phong kiến đương thời cả về hình thức lẫn phẩm chất của họ. Đồng thời, bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ,và thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Tác giả đã sử dụng điệp ngữ " Vì " được nhắc đi nhắc lại ba lần.Để nói lền tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Chúc bạn học tốt!
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .
+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !
+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sống ... đồng bào
+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .
_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .
( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )
Đáp án C
→ Vẻ đẹp yên ả, thanh bình của Côn Sơn được Nguyễn Trãi lựa chọn làm nơi ở ẩn sau khi cáo quan về quê