K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000

- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.



31 tháng 3 2017

- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.



24 tháng 1 2022

Bảng nào vậy bạn 

24 tháng 1 2022

chỉ cần làm được câu a thì làm được câu b

31 tháng 3 2017

- Biểu đồ:
Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001

- Nhận xét:
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740USD), tiếp theo là Bru- nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô- nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415ƯSD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (280USD).
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/ngƯời của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam...

21 tháng 1 2018

-Vẽ biểu đồ:

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

-Nhận xét:

+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.

+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740 USD), tiếp theo là Bru- nây (12300 USD), Ma-lai-xi-a (3680 USD), Thái Lan (1870 USD).

+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000 USD là Phi-líp-pin (930 USD), In-đô- nê-xi-a (680 USD), Việt Nam (415 USD), Lào (317 USD), Cam-pu-chia (280 USD).

+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…

15 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta

Nhận xét và giải thích

- Do nước ta có diện tích đồi núi lớn (chiếm ¾ diện tích), lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho quá trình feralit diễn ra mạnh trên vùng đồi núi thấp nên nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng cao nhất (65%).

- Đồi núi nước ta chủ yếu đồi núi thấp, núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ nên đất mùn núi cáo chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (11%).

- Đất phù sa chiếm tỉ trọng thứ 2 trong cơ cấu (24%) do nước ta có các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển rộng lớn.

29 tháng 10 2018

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).

- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.

- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.

* Giải thích

- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.

- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.

Nhận xét : Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

11 tháng 10 2017

bn lấy ở sách giải ra à

5 tháng 6 2017

Từ năm 1990 đến năm 2000, cơ cấu sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.