Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.
- Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á (Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,…) và thưa ở châu Đại Dương, châu Phi
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2
- Các khu vực tập trung đông dân:
+ Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Đông Nam Ả, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đet, Pa-kit-xtan)
+ Châu Âu (các nước Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu trừ LB Nga).
+ Trung Mĩ và Ca-ri-bê.
- Các vùng thưa dân trên thế giới là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Grơn-Ien, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phẩn bắc Xi-bê-ri, vùng Viễn Đông của LB Nga).
+ Những vùng hoang mạc ở châu Phi (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-mip), châu Á (hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Nê-phút và Rưp-en Kha-li trên bán đảo Ả-rập...) và ở châu Đại Dương.
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-đôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.
- Số dân chấu Á đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức tăng giảm liên tục cho đến ngày nay.
- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX, liên quan đến các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
- Dân số châu Mĩ tâng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu.
- Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới.
- Đặc điểm
+ Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
+ Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...
– Đặc điểm phân bố dân cư
+ Phân bố dân cư không đều trong không gian. Năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…
Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
+ Kiểu mở rộng : đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp : tháp có dạng phình to ờ giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định : tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
- Phân bố dân cư trên thế giới hiện nay có những đặc điểm sau:
+Phân bố dân cư không đều trong không gian
+Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
- Có những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư là:
+Phân bố dân cư là hiện tượng xã hội có tính qui luật do tác động các nhân tố.
+Cụ thể:
• Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
• Tính chất của nền kinh tế.
• Điều kiện tự nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Chuyển cư,….
Giải thích : Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: C
Biểu đồ cột????