Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả sử dụng hình ảnh "Trăng còn có lúc khuyết tròn" để minh họa cho sự thay đổi của cuộc sống, qua đó chỉ ra rằng mọi thứ đều không thể trọn vẹn và hoàn hảo. Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có biến đổi như thế nào, hình ảnh, tình cảm dành cho người mẹ lại luôn vẹn nguyên trong lòng con.
Dòng thơ "Nghĩ về dáng mẹ vẫn còn vẹn nguyên" cho thấy lòng biết ơn, tôn kính của con đối với người mẹ qua năm tháng. Dù gặp nhiều thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống, tình cảm của con dành cho mẹ vẫn không đổi.
Như vậy, tác giả đã kết hợp hai hình ảnh "trăng khuyết tròn" và "dáng mẹ vẹn nguyên" để tạo nên một bức tranh tình cảm ấm áp, sâu sắc, thể hiện tình mẹ con đẹp đẽ và chân thành.
1. _ Tâm trạng của người con :
Hăng hái dọn dẹp đồ chơi,… và háo hức.
Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.
_ Tâm trạng của người mẹ :
Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
Mẹ thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
Mẹ thương yêu con, lo lắng hồi hộp, súc động.
Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
Mẹ có tấm lòng sâu nặng quan tâm sâu sắc đến con.
Người mẹ yêu con vô cùng.
2. _ Tại sao buổi sáng, hai anh em Thành và Thủy đau khổ, ngồi dưới gốc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu” một cách nặng nề thì lũ chim sâu… vẫn “nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót”, người đi chợ vẫn “ríu rắt” ? Tại sao khi dắt em gái ra khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Đó là hai chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nỗi đau buồn của Thủy đã được cô giáo và các bạn nhỏ lớp 4B thương cảm và san sẻ. Tuy vậy, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc sống vẫn sôi động, vui vẻ diễn ra. Chim vẫn hót. Nắng vẫn "vàng ươm”. Người đi lại vẫn bình thường, vẫn cười nói ríu ran. Không có chuyện “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). Tại sao ? – Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thủy phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em Thành và Thủy. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó, Khánh Hoài đã chỉ rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng của đau khổ, biết ngỏ cùng ai ? Và như một lời nhắc khẽ: môi người hay lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình…
_ Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
3.
_ Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:- Hình thức: xinh đẹp- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.=> Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng._ Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM.
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được