K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2024

bạn tham khảo nhé

 Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

   Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

   Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

   Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

   Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

   Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

   Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

   Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

 

25 tháng 8 2024

Di Tích Lịch Sử: Khu Di Tích Hoàng Thành Thăng Long
Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử quan trọng và nổi bật của Việt Nam. Đây là một chứng tích sống động của nền văn hóa và lịch sử lâu đời, phản ánh sự phát triển và thay đổi qua các triều đại của đất nước. Khu di tích này không chỉ là một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

1. Giới thiệu tổng quan

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long nằm tại số 19C đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là một quần thể di tích rộng lớn, bao gồm các cung điện, đền đài, tường thành và cổng. Di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010, đánh dấu tầm quan trọng toàn cầu của nó.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ vào thế kỷ 11, khi ông dời đô từ Hoa Lư về đây và đặt tên là Thăng Long. Kể từ đó, Hoàng Thành trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của đất nước qua nhiều triều đại, từ Lý, Trần, Hồ đến Lê và Nguyễn. Mỗi triều đại đã đóng góp vào việc mở rộng và làm phong phú thêm khu di tích này.

3. Các công trình nổi bật

Cổng Đại Nội: Đây là cổng chính của Hoàng Thành, được xây dựng từ thời vua Lê. Cổng có thiết kế kiến trúc vững chãi và được trang trí bằng những hoa văn tinh xảo, thể hiện sự uy nghiêm của một cổng chính trong một hoàng cung.

Điện Kính Thiên: Là nơi vua Lý Thái Tổ làm lễ tôn phong và đăng quang. Đây là một công trình kiến trúc quan trọng, với các cột gỗ lớn và mái ngói truyền thống. Điện Kính Thiên là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng và các buổi tiếp đón sứ thần từ các nước.

Di tích Bảo Tháp: Bảo Tháp là một phần của khu di tích có từ thời Trần, được xây dựng để thờ Phật và các vị thần. Công trình này mang đậm phong cách kiến trúc cổ xưa và là một phần không thể thiếu trong bức tranh lịch sử của Hoàng Thành.

Hào Thành: Đây là hệ thống hào bao quanh khu vực Hoàng Thành, được xây dựng nhằm bảo vệ thành khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài. Hào Thành không chỉ có giá trị về mặt quân sự mà còn thể hiện sự tinh tế trong kỹ thuật xây dựng của các triều đại xưa.

4. Giá trị văn hóa và lịch sử

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là nơi bảo tồn các di tích vật chất mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và lịch sử. Các di tích tại đây phản ánh sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ, từ sự chuyển mình của các triều đại phong kiến đến những đổi thay trong xã hội.

Hoàng Thành Thăng Long cũng là một minh chứng rõ rệt về sự giao thoa văn hóa và ảnh hưởng của các nền văn minh khác nhau trên đất nước Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ các thành tựu của nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật và các nghi lễ truyền thống.

5. Kết luận

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là một di sản văn hóa quý giá của Việt Nam mà còn là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích này là trách nhiệm không chỉ của chính quyền mà còn của toàn thể cộng đồng. Đến thăm Hoàng Thành Thăng Long, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc và nghệ thuật mà còn có cơ hội hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử.

28 tháng 3 2020



Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

Thưa quý khách!

Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.



[​IMG]

Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.


Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

Thưa quý khách!

Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần thể 300 hang động, vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kính ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì khu rừng nguyên sinh rộng 40.000 héc ta với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao điều thú vị, hấp dẫn của thiên nhiên mà con người chưa biết đến.

Đây chỉ là mội phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất Việt qua tận đất Lào, được coi là lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28 km ! Nếu du khách ngồi thuyền ngược sông Chày lên phía tây, dọc hai bên bờ sông là những hang động trổ cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với màu nước sông xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sững cao hàng trăm mét sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.

Ngược sông Chày; du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành sông ngầm, rồi lại hiện lên sau núi đá. Tại vùng nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt tên là Quảng Bình.

Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm) hoặc chạy xe trên đường 20, du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên Sinh Tồn. Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giữa bốn bề núi dựng mà vây quanh nó là những cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán rừng là thảm lá khô dày, hoàn toàn không có cây bụi hay dây leo.

Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở lại rừng. Du khách có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.

Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các vườn quốc gia tại Việt Nam (26/67 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Cát, hang “Tám Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời cần Vương chống thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.

Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.

Du khách sẽ nghỉ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ chọ khoảng dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo sông Son để du khách được nghe những làn điệu dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có đủ rượu cần với cá sồng Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi. Du khách vừa uống rượu, vừa ngắm trăng thượng huyền đổ bóng trên sông Son và nghe bài Sơn nữ ca chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…

Sau khi tham quan Phong Nha, nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu : “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và ki ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Kính thưa các quý vị du khách!

Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong Nha chỉ là một trong muôn ngàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. Tôi tin rằng những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân loại sẽ sống vui vẻ, hoà bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!

25 tháng 9 2018

Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột.
Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu.
Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.
Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng.
Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn

Tham khảo vậy chắc ko đúng đâu

16 tháng 9 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

2 tháng 9 2019

Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột.

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột.

Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn.

Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao!


2 tháng 9 2019

Tham khảo:

Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột.

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột.

Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn.

Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao!

#Walker

17 tháng 9 2019

quê bn ở đâu ms đc chứ?

1 tháng 9 2019

Tham khảo:

Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn... Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thuỷ thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đu đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đoạn đường này ước chừng 20 cây số). Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.

Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu.

Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.

Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 - 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thoả sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểu với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.

Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.

Quả thật xứng với danh hiệu "Kỳ quan đệ nhất động", động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểu hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.

1 tháng 9 2019

Tham khảo:

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ DANH LAM, THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh(vịnh Hạ Long).

2.THÂN BÀI:
Vị trí:
Vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, nằm ở Đông Bắc Việt Nam.
Trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Cảnh đẹp:

  • Nơi đây có hàng ngàn hang động và quần đảo lớn nhỏ.
  • Hệ thống hang động, bãi tắm phong phú, sinh động.
  • Vẻ đẹp của vịnh được tạo nên bởi 3 yếu tố: đá, nước, trời.
  • Những mái đá phẳng, thạch nhũ lấp lánh.
  • Nước trong xanh như màu ngọc bích, mát lành, tươi trẻ.
  • Thiên nhiên quanh vịnh đều mang một màu xanh rất thơ mộng, tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên.


Tiềm năng:
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm dừng chân thu hút nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của vịnh Hạ Long.

2 tháng 3 2020

Có dịp đến Đồng Nai, mời bạn ghé thăm danh thắng Đá Chồng nằm giữa khu dân cư sầm uất của huyện lị Định Quán, cách Biên Hòa 82km và Thành phố Hồ Chí Minh 1121m về phía đông bắc, ngay bên quốc lộ 20. Đây là con đường huyết mạch nối liền Đà Lạt (Lâm Đồng) với các tỉnh lị trù phú vùng đồng bằng Nam Bộ. Sự thuận tiện giao thông và vị trí tọa lạc của Đá Chồng Định Quán sẽ là nơi dừng chân lí tưởng cho du khách tham quan.

Với độ cao gần 37m so với mặt đường, từng hòn đá khổng lồ xếp chồng lên nhau, hòn trên cùng hơn phân nửa năm chìa hẳn ra bên ngoài, đã gây cho về một cảnh quan thiên nhiên thật hùng vĩ và đa dạng đến mức tuyệt vời.

Đứng cạnh Đá Chồng là hai quả núi Bạch Tượng sừng sững chiếm diện tích khoảng mấy trăm mét vuông, hình dáng giống như đôi voi đang phục.

Trên đỉnh voi có tượng Thích Ca cao hơn 20m ngự đài sen mặt nhìn về hướng đông. Thân tượng bị bể một mảng lớn là vết tích những trận chiến đấu ác liệt thời chiến tranh, dưới chân núi Voi còn có hang đá sâu hơn 10m. Đây là thắng cảnh kì thú, du khách thường đến thăm sau khi viếng chùa Thiện Chơn, xây dựng cách đó không xa. Đối diện Bạch Tượng là Hòn Dĩa có hình thù khá độc đáo. Phần trên Hòn Dĩa là phiến đá hình chữ nhật không đều, một đầu to một đầu nhỏ nằm dè lên tảng đá nhỏ hơn nó rất nhiều, tạo nên vẻ đẹp lạnh lùng, hiếm có. Phóng tầm mắt ra xa hơn, bạn sẽ nhìn thấy hòn Sư Tử nhô giữa chập chùng cây lá muốn chứng tỏ sự hiện hữu của mình và nhà máy đường La Ngà đang tỏa khói quyện trời cao.

Trong khoảng không gian rộng lớn, bạn sẽ phải trầm trồ kinh ngạc trước bức sơn thủy hữu tình trải tít tận trời. Những ốc đảo xinh xinh, những thung lũng mênh mông được phủ một màu xanh bạt ngàn với vườn chuối, cà phê và nhiều loại cây nhiệt đới. Dưới chân đồi, thấp thoáng ẩn hiện hồ nước, dòng suối uốn lượn quanh quanh, len lỏi xuyên qua bao làng mạc trù phú để sau đó hòa nhập dòng chảy với dòng sông Đồng Nai hiền hòa.

Đá Chồng còn là nơi cư trú rất lớn của loài người cách nay hàng nghìn năm. Trong phạm vi quần thể Đá Chồng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt bằng đá, đồng, đất nung của người tiền sử và phát hiện những công trình kiến trúc bằng gạch nung. Đây là những cứ liệu quan trọng bổ sung cho danh mục di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Heo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ – một loại hình khảo cổ quan trọng được phát hiện và khai quật nhiều ở các tỉnh miền Nam. Mặt khác, nó cũng góp phần minh chứng cho sự hiện diện của một vương quốc cổ mà nền văn hóa bị chôn vùi ấy đã cổ sức hấp dẫn mạnh mẽ giới nghiên cứu khoa học cùng các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước.

Trong suốt cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ, là một bộ phận cửa căn cứ chiến khu Đ, Đá Chồng đã chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại ghi dấu chiến công vẻ vang của quân dân Đồng Nai. Đầu 3/1948, bằng trận phục kích La Ngà táo bạo, các chiến sĩ đội 10 Biện Hòa đã tiêu diệt gọn đoàn xe chở sĩ quan Pháp đi dự hội nghị ở Đà Lạt, nhiều sĩ quan và binh lính bị thiệt mạng, trong đó có hai đại tá. Chiến thắng La Ngà vang dội cả nước và làm chấn động dư luận nước Pháp. Cũng trên địa điểm lịch sử này, tháng 6/1968, lực lượng vũ trang địa phương ghi tiếp chiến công lừng lẫy: tiêu diệt sáu tiểu đoàn lính Mĩ ngụy. Và sau đó không lâu, Đá Chồng lại chứng kiến cuộc bôn tập thần tốc của đoàn quân cách mạng tiến về đồng bằng, làm nên đại thắng mua xuân giải phóng miền Nam.

Quần thể Đá Chồng Định Quán sẽ mãi là kì quan. Sự đa dạng của danh thắng Đá Chồng hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị đối với du khách gần xa.

Bài làm

~ Mik chỉ lập dàn ý cho bạn tự làm thôi nha. ~

A. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng hay danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

B. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

# Học tốt #

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

SORRY NHIỀU ...