K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2024

Căn nhà nhỏ bé của ông tôi lúc nào cũng thơm mùi gỗ. Không gì thú vị bằng được ngồi xem ông làm việc.

Mỗi khi có dịp về quê chơi, tôi lại đến bên cạnh xem ông làm việc. Tôi chăm chú ngắm nhìn từng động tác của ông. Hai tay ông cầm cái bào. Đám vỏ bào mùn lên cứ y như những sợi bánh đa cua. Những sợi bánh đa cua lúc thì cong vồng, lúc thì xoăn xoăn, đợt thì màu trắng, đợt thì màu nâu rồi thì màu hồng ùn lên phía trước và nhẹ rơi xuống đất. Khi ông cưa, cái cưa ngoan ngoãn khoe sự điều khiển của ông. Tiếng lưỡi cưa kêu xoèn xoẹt nghe thật vui tai. Mùn cưa rắc nhẹ từng đống xôm xốp tựa như hoa sữa mùa thu rụng xuống sân trường. Bàn tay ông thật tài tình. Mảnh gỗ xù xì đã biến thành thanh gỗ vuông vắn, nhẵn bóng. Ông nheo mắt lại, đưa thanh gỗ lên sát mắt, ngắm nghía rồi lại đẽo, gọt. Ông còn sửa bàn, ghế, chuồng gà, chuồng lợn, cánh cửa hỏng cho bà con trong xóm. Lúc rảnh rỗi ông dạy tôi sửa chữa bàn ghế hỏng. Tôi đã biết dùng miếng gỗ mỏng để chêm lại cái ghế bị lỏng chân ở lớp.

Bây giờ ở quê tôi còn rất ít người làm thợ mộc. Riêng ông tôi vẫn hàng ngày đẽo, gọt, sửa chữa đồ dùng cho mọi nhà. Tôi thấy vui và tự hào khi nghe mọi người trong xóm gọi ông một cách thân thương là “ông phó mộc”.

15 tháng 12 2021

Tham khảo:
Cậu Tám của em là một thợ mộc giỏi, lành nghề. Em đã có lần được xem cậu bào chuốt gỗ và đóng tủ.

Cậu Tám vừa đúng bốn mươi tuổi, cậu đã có hơn mười lăm năm làm nghề mộc. Dáng người dong dỏng cao, nước da rám nắng. Mới bốn mươi tuổi nhưng tóc cậu đã có sợi bạc. Khuôn mặt cậu đầy đặn phúc hậu. Dưới đôi lông mày to bản như con tằm nằm, đôi mắt cậu to, lông mi dài và cong. Sống mũi của cậu cao, hơi bè bè, đường nhân trung rộng làm khuôn mặt cậu có nét hiền lành, dễ mến. Bàn tay cậu Tám to, ngón tay thon dài, lúc nào cũng cắt ngắn sạch sẽ. Cậu có dáng đi hơi khập khiễng, kết quả của một lần bị ngã nặng. Cái lần ngã đó làm sức khỏe cậu giảm sút. Dù vậy, tay nghề của cậu ngày một nâng cao.

Dưới bàn tay cậu Tám, tủ, bàn, ghế các kiểu ra đời mời gọi khách hàng. Bao giờ cũng vậy, để đóng một cái tủ, cậu đo rất cẩn thận và bắt đầu cắt gỗ. Các thanh gỗ mộc được bào chuốt láng mướt và được đục mộng ghép rất sắc sảo. Cậu Tám bào gỗ bằng hai cách: bào thô bằng máy bào và bào tinh bằng bào tay, dụng cụ bào cổ điển của thợ mộc. Trên ghế dài có nẹp chân, cậu Tám bào đi bào lại thanh gỗ. Cậu ngắm nghía, ướm thử. Mắt cậu nheo lại, tay nâng cao thanh gỗ ngang tầm mắt rồi lắp thử một cách nhẹ nhàng. Thanh gỗ nào cần bào lại, cậu đặt lên ghế dài, rồi khom người đẩy cái bào đi tới. Từng phôi gỗ đùn lên sau cái bào, thanh gỗ láng mặt, phổ vân gỗ màu hồng tuyệt đẹp. Xem cậu lắp tủ mới thật thích. Các thanh gỗ của sườn tủ được lắp xong, cậu đóng ván mặt hậu, ván ngăn đâu vào đấy là cậu bắt tay bào chỉ viền của tủ. Nẹp chỉ viền thanh mảnh rất khó bào được cậu chuốt kỹ lưỡng, chính xác từng ly một. Trong một ngày cái tủ được lắp xong. Cái tủ duyên dáng đứng chờ thợ đánh vecni. Chú thợ phụ việc pha vecni rồi bắt đầu giai đoạn đánh bóng. Để đóng một cái tủ như thế, cậu Tám phải mất năm, bảy ngày mới làm xong. Sản phẩm của cậu làm theo đơn đặt hàng nên xuất xưởng là đến tay ngay khách hàng. Tủ của cậu làm vừa xinh, vừa chắc bền, không chỉ làm vui lòng khách mà còn đem lại uy tín cho xưởng mộc của cậu.

 

Em rất thích xem cậu Tám làm việc. Ngoài sự khéo léo của người thợ, cậu Tám còn đặt vào sản phẩm mộc sự say mê nghề nghiệp và kỹ thuật tinh xảo của mình. Nghề mộc không chỉ đòi hỏi tài hoa của người thợ mà còn bắt buộc người thợ phải có tính chịu khó, nhẫn nại mới có thể thành công. Cậu Tám của em là một người như thế.

15 tháng 12 2021

thanks bạn

19 tháng 12 2022

Cậu Tám của em là một thợ mộc giỏi, lành nghề. Em đã có lần được xem cậu bào chuốt gỗ và đóng tủ.

Cậu Tám vừa đúng bốn mươi tuổi, cậu đã có hơn mười lăm năm làm nghề mộc. Dáng người dong dỏng cao, nước da rám nắng. Mới bốn mươi tuổi nhưng tóc cậu đã có sợi bạc. Khuôn mặt cậu đầy đặn phúc hậu. Dưới đôi lông mày to bản như con tằm nằm, đôi mắt cậu to, lông mi dài và cong. Sống mũi của cậu cao, hơi bè bè, đường nhân trung rộng làm khuôn mặt cậu có nét hiền lành, dễ mến. Bàn tay cậu Tám to, ngón tay thon dài, lúc nào cũng cắt ngắn sạch sẽ. Cậu có dáng đi hơi khập khiễng, kết quả của một lần bị ngã nặng. Cái lần ngã đó làm sức khỏe cậu giảm sút. Dù vậy, tay nghề của cậu ngày một nâng cao.

Dưới bàn tay cậu Tám, tủ, bàn, ghế các kiểu ra đời mời gọi khách hàng. Bao giờ cũng vậy, để đóng một cái tủ, cậu đo rất cẩn thận và bắt đầu cắt gỗ. Các thanh gỗ mộc được bào chuốt láng mướt và được đục mộng ghép rất sắc sảo. Cậu Tám bào gỗ bằng hai cách: bào thô bằng máy bào và bào tinh bằng bào tay, dụng cụ bào cổ điển của thợ mộc. Trên ghế dài có nẹp chân, cậu Tám bào đi bào lại thanh gỗ. Cậu ngắm nghía, ướm thử. Mắt cậu nheo lại, tay nâng cao thanh gỗ ngang tầm mắt rồi lắp thử một cách nhẹ nhàng. Thanh gỗ nào cần bào lại, cậu đặt lên ghế dài, rồi khom người đẩy cái bào đi tới. Từng phôi gỗ đùn lên sau cái bào, thanh gỗ láng mặt, phổ vân gỗ màu hồng tuyệt đẹp. Xem cậu lắp tủ mới thật thích. Các thanh gỗ của sườn tủ được lắp xong, cậu đóng ván mặt hậu, ván ngăn đâu vào đấy là cậu bắt tay bào chỉ viền của tủ. Nẹp chỉ viền thanh mảnh rất khó bào được cậu chuốt kỹ lưỡng, chính xác từng ly một. Trong một ngày cái tủ được lắp xong. Cái tủ duyên dáng đứng chờ thợ đánh vecni. Chú thợ phụ việc pha vecni rồi bắt đầu giai đoạn đánh bóng. Để đóng một cái tủ như thế, cậu Tám phải mất năm, bảy ngày mới làm xong. Sản phẩm của cậu làm theo đơn đặt hàng nên xuất xưởng là đến tay ngay khách hàng. Tủ của cậu làm vừa xinh, vừa chắc bền, không chỉ làm vui lòng khách mà còn đem lại uy tín cho xưởng mộc của cậu.

Em rất thích xem cậu Tám làm việc. Ngoài sự khéo léo của người thợ, cậu Tám còn đặt vào sản phẩm mộc sự say mê nghề nghiệp và kỹ thuật tinh xảo của mình. Nghề mộc không chỉ đòi hỏi tài hoa của người thợ mà còn bắt buộc người thợ phải có tính chịu khó, nhẫn nại mới có thể thành công. Cậu Tám của em là một người như thế.

#Xem tạm mẫu nhé!

 

19 tháng 12 2022

Cậu Tám của em là một thợ mộc giỏi, lành nghề. Em đã có lần được xem cậu bào chuốt gỗ và đóng tủ.

Cậu Tám vừa đúng bốn mươi tuổi, cậu đã có hơn mười lăm năm làm nghề mộc. Dáng người dong dỏng cao, nước da rám nắng. Mới bốn mươi tuổi nhưng tóc cậu đã có sợi bạc. Khuôn mặt cậu đầy đặn phúc hậu. Dưới đôi lông mày to bản như con tằm nằm, đôi mắt cậu to, lông mi dài và cong. Sống mũi của cậu cao, hơi bè bè, đường nhân trung rộng làm khuôn mặt cậu có nét hiền lành, dễ mến. Bàn tay cậu Tám to, ngón tay thon dài, lúc nào cũng cắt ngắn sạch sẽ. Cậu có dáng đi hơi khập khiễng, kết quả của một lần bị ngã nặng. Cái lần ngã đó làm sức khỏe cậu giảm sút. Dù vậy, tay nghề của cậu ngày một nâng cao.

Dưới bàn tay cậu Tám, tủ, bàn, ghế các kiểu ra đời mời gọi khách hàng. Bao giờ cũng vậy, để đóng một cái tủ, cậu đo rất cẩn thận và bắt đầu cắt gỗ. Các thanh gỗ mộc được bào chuốt láng mướt và được đục mộng ghép rất sắc sảo. Cậu Tám bào gỗ bằng hai cách: bào thô bằng máy bào và bào tinh bằng bào tay, dụng cụ bào cổ điển của thợ mộc. Trên ghế dài có nẹp chân, cậu Tám bào đi bào lại thanh gỗ. Cậu ngắm nghía, ướm thử. Mắt cậu nheo lại, tay nâng cao thanh gỗ ngang tầm mắt rồi lắp thử một cách nhẹ nhàng. Thanh gỗ nào cần bào lại, cậu đặt lên ghế dài, rồi khom người đẩy cái bào đi tới. Từng phôi gỗ đùn lên sau cái bào, thanh gỗ láng mặt, phổ vân gỗ màu hồng tuyệt đẹp. Xem cậu lắp tủ mới thật thích. Các thanh gỗ của sườn tủ được lắp xong, cậu đóng ván mặt hậu, ván ngăn đâu vào đấy là cậu bắt tay bào chỉ viền của tủ. Nẹp chỉ viền thanh mảnh rất khó bào được cậu chuốt kỹ lưỡng, chính xác từng ly một. Trong một ngày cái tủ được lắp xong. Cái tủ duyên dáng đứng chờ thợ đánh vecni. Chú thợ phụ việc pha vecni rồi bắt đầu giai đoạn đánh bóng. Để đóng một cái tủ như thế, cậu Tám phải mất năm, bảy ngày mới làm xong. Sản phẩm của cậu làm theo đơn đặt hàng nên xuất xưởng là đến tay ngay khách hàng. Tủ của cậu làm vừa xinh, vừa chắc bền, không chỉ làm vui lòng khách mà còn đem lại uy tín cho xưởng mộc của cậu.

Em rất thích xem cậu Tám làm việc. Ngoài sự khéo léo của người thợ, cậu Tám còn đặt vào sản phẩm mộc sự say mê nghề nghiệp và kỹ thuật tinh xảo của mình. Nghề mộc không chỉ đòi hỏi tài hoa của người thợ mà còn bắt buộc người thợ phải có tính chịu khó, nhẫn nại mới có thể thành công. Cậu Tám của em là một người như thế.

#Xem tạm mẫu nhé

14 tháng 3 2021

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

- Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

- Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

15 tháng 10 2023

Cuộc sống mang con người đi xa, tới nơi có những vùng đất mới. Nhưng sau tất cả, ta chỉ có một nơi để trở về, đó là mái nhà yêu thương, nơi ta đã lớn lên, nơi có gia đình thương yêu ta.

Ngôi nhà của em là một căn nhà 3 tầng trong một ngõ nhỏ của thành phố quê hương thân yêu. Phía bên ngoài nhà được sơn màu vàng nhạt, đi từ xa có thể nhìn thấy chiếc cổng màu xanh ngọc và ngôi nhà trong khoảng sân nhỏ bé đầy cây cảnh. Khi cánh cửa gỗ lim mở ra có thể thấy phòng khách mở ra ngay trước mắt. Tường phòng khách được sơn màu giống như phía bên ngoài. Bộ bàn ghế gỗ được kê sát tường, để trống một phía bên trái cho mọi người dễ dàng đi lại. Ngay bên cạnh bộ bàn ghế, sát cầu thang đi lên là tủ sập kệ tivi. Trên kệ tủ ấy, bố em còn trang trí thêm một ông thần tài bằng đá và một lọ hoa rất đẹp. Trên tường phía đối diện bộ bàn ghế là bộ tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Bố em nói treo bộ tranh này để nhắc nhở chúng em học tập những đức tính của người chính nhân quân tử. Ngửa mặt lên nhìn có thể thấy bộ đèn chùm treo chính giữa. Màu đèn kết hợp với màu tường nhà khiến cả căn phòng sáng bừng lên, tươi mới lạ kì. Phía bên trong phòng khách là phòng bếp. Phòng bếp nhà em không to lắm nhưng đầy đủ những vật dụng cần thiết . Bên tay trái đặt bếp, trạn, bồn rửa tay,... còn bên tay phải là bộ bàn ghế gỗ để gia đình em có thể cùng nhau quây quần mỗi bữa cơm.

Bước lên cầu thang lên gác có thể thấy có lối đi chia về hai hướng. Rẽ sang bên trái là phòng của bố mẹ em, còn bên phải là phòng của em trai em. Phòng bố mẹ lớn hơn một chút so với các phòng còn lại, được sơn màu hồng tím nhạt. Bố em sơn màu sơn này vì đó là màu yêu thích của mẹ. Phòng em trai em són màu xanh đậm. Đúng tính chất căn phòng của một cậu bé năng động, căn phòng ấy có đủ loại đồ chơi và hình dán các siêu anh hùng. Trên tầng 3 là phòng của em và hiên nhà, nơi để phơi và giặt quần áo. Em chọn căn phòng trên tầng cao nhất là vì từ đây có thể nhìn ra thành phố, không khí rất thoáng đãng, trong lành.

Em rất yêu ngôi nhà của mình, yêu cuộc sống nơi đây, nơi gắn bó với em từ lúc em sinh ra cho tới từng ngày em lớn. Mai này khôn lớn trưởng thành, ngôi nhà sẽ là điểm tựa cho em lớn lên từng ngày. Vì em biết, mỗi sáng tỉnh giấc, nơi đây luôn có người tiễn em ra cửa, và mỗi chiều khi trời xế bóng, luôn có người mở cửa chờ em.

15 tháng 10 2023

Đủ dài chưa bn

13 tháng 1 2024

nhanh lên nhé

13 tháng 1 2024

Căn nhà nhỏ bé của ông tôi lúc nào cũng thơm mùi gỗ. Không gì thú vị bằng được ngồi xem ông làm việc.

Mỗi khi có dịp về quê chơi, tôi lại đến bên cạnh xem ông làm việc. Tôi chăm chú ngắm nhìn từng động tác của ông. Hai tay ông cầm cái bào. Đám vỏ bào mùn lên cứ y như những sợi bánh đa cua. Những sợi bánh đa cua lúc thì cong vồng, lúc thì xoăn xoăn, đợt thì màu trắng, đợt thì màu nâu rồi thì màu hồng ùn lên phía trước và nhẹ rơi xuống đất. Khi ông cưa, cái cưa ngoan ngoãn khoe sự điều khiển của ông. Tiếng lưỡi cưa kêu xoèn xoẹt nghe thật vui tai. Mùn cưa rắc nhẹ từng đống xôm xốp tựa như hoa sữa mùa thu rụng xuống sân trường. Bàn tay ông thật tài tình. Mảnh gỗ xù xì đã biến thành thanh gỗ vuông vắn, nhẵn bóng. Ông nheo mắt lại, đưa thanh gỗ lên sát mắt, ngắm nghía rồi lại đẽo, gọt. Ông còn sửa bàn, ghế, chuồng gà, chuồng lợn, cánh cửa hỏng cho bà con trong xóm. Lúc rảnh rỗi ông dạy tôi sửa chữa bàn ghế hỏng. Tôi đã biết dùng miếng gỗ mỏng để chêm lại cái ghế bị lỏng chân ở lớp.

Bây giờ ở quê tôi còn rất ít người làm thợ mộc. Riêng ông tôi vẫn hàng ngày đẽo, gọt, sửa chữa đồ dùng cho mọi nhà. Tôi thấy vui và tự hào khi nghe mọi người trong xóm gọi ông một cách thân thương là “ông phó mộc”.

1 tháng 5 2022

tham khảo của gg nhen

1 tháng 5 2022

Em có một chị gái tên mà Hà My. Chị có dáng người thon thả, mảnh mai. Năm nay, chị tròn 20 tuổi, là sinh viên năm thứ hai của trường sân khấu điện ảnh. Không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp mà chị có có khuôn mặt hình trái xoan cùng với nụ cười có lúm đồng tiền rất duyên dáng. Mái tóc chị dài quá lưng đen và dài óng mượt. Đặc biệt, chị có đôi mắt bồ câu rất đẹp, đó là điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt của chị. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy sáng long lanh và rất hiền. 

các dàn ý bài văn lớp 5:    Dàn ý mẫu1. Dàn ý Tả người thân trong gia đìnhLập dàn ý cho bài văn tả người mẹ1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.2. Thân bài:a) Hình dáng:·         Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.·         Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.·         Mái tóc đen...
Đọc tiếp

các dàn ý bài văn lớp 5:

 

 

 

 

Dàn ý mẫu

1. Dàn ý Tả người thân trong gia đình

Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

·         Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.

·         Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

·         Mái tóc đen óng mượt mà.

·         Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng

·         Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.

·         Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

·         Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.

·         Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.

·         Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.

·         Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

·         Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

·         Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

·         Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

·         Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

·         Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn tả người mẹ của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả chị của em

I. Mở bài:

·         Bố mẹ em có hai người con: chị Ngân và em

·         Em rất yêu thương chị

·         Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát

·         Chị em năm nay đã 17 tuổi

·         Chị em đang học ở một trường THPT

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

·         Dáng người cao, thon gọn, mảnh mai

·         Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp.

·         Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn

·         Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

·         Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo dài trắng. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

·         Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b. Tả tính tình

·         Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

·         Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo

·         Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn.

·         Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

·         Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

Lập dàn ý cho bài văn tả người bà của em

1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

·         Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị.

·         Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

·         Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn.

·         Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

·         Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

·         Đôi bàn tay bà chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc.

b) Tả tính tình:

·         Mặc dù tuổi đã cao, thế nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

·         Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc em từng li từng tí và vẫn thường kể truyện cổ tích cho em nghe.

·         Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.

·         Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà.

3. Kết bài: Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bà yêu quý của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả người bố của em

1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

·         Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi.

·         Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.

·         Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.

·         Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.

·         Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

·         Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương

b) Tính tình:

·         Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.

·         Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.

·         Tính bố hiền lành, ít nói.

·         Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.

3. Kết bài:

·         Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.

·         Em rất yêu bố

·         Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bố của em lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả người ông của em

1. Mở bài:

·         Trong gia đình em, người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội.

·         Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em.

·         Em rất yêu quý ông nội.

2. Thân bài

a) Giới thiệu bao quát

·         Năm nay, ông nội đã ngoài 70 tuổi.

·         Ông là một thầy giáo về hưu.

·         Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông.

·         Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh.

b) Giới thiệu chi tiết.

·         Tả ngoại hình

·         Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn.

·         Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim

·         Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm.

·         Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, từng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây.

·         Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu.

·         Lông mày đậm, hơi xếch.

·         Lúc nào nội cũng tươi cười

·         Nội già nên phải đi khom khom

b. Tả tính tình

·         Ông là người luôn cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu.

·         Ông luôn chăm lo cho con cái rất chu đáo.

·         Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

·         Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

3. Kết bài

·         Em rất tự hào về ông.

·         Ông là chỗ dựa vững chắc của em.

·         Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

·         Ông là tượng đài tráng lệ trong em

2. Dàn ý tả người mà em thường gặp

Lập dàn ý cho bài văn tả cô giáo

 

1. Mở bài: Cô Thư là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Cô là người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

·         Năm nay, cô đã ngoài ba mươi tuổi.

·         Cô có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy.

·         Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn.

·         Mái tóc đen mượt buông thả ngang lưng.

·         Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô

·         Đôi mắt đen lay láy, long lanh dịu hiền khó tả.

·         Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp.

·         Bàn tay mịn màng, trắng hồng.

b) Tính tình

·         Cô rất thương yêu và luôn quan tâm đến học sinh.

·         Cô cũng luôn quan tâm đến tất cả mọi người.

·         Khi giảng bài, cô rất nghiêm khắc, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

·         Những khi rãnh rỗi, cô thường kể chuyện cho chúng em nghe.

·         Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

3. Kết bài:

·         Đối với em, cô như người mẹ hiền.

·         Em luôn kính trọng và biết ơn cô.

·         Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

Lập dàn ý Tả thầy giáo của em

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Lập dàn ý cho bài văn tả người hàng xóm

1. Mở bài:

·         Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Nam.

·         Nhà bác ở sát nhà em, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào.

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình

·         Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy, thế nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc.

·         Bác có mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu.

·         Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim.

·         Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím.

b. Tả tính tình, hoạt động

·         Bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

·         Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, bác lại kể chuyện cho chúng em nghe.

·         Bác làm việc rất nhanh nhẹ và tháo vát.

·         Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo để tỉa cành lá rụng.

3. Kết bài: Em rất yêu quý bác bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác để không phụ lòng tốt của bác.

>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người hàng xóm của em lớp 5

Lập dàn ý tả em bé

1. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

- Cu Tí là em ruột của tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vải.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt của bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

Lập dàn ý Tả người bạn thân

1. Mở bài:

Giới thiệu chung:

·         Em có rất nhiều bạn.

·         Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b. Tính nết, tài năng:

·         Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

·         Học ra học, chơi ra chơi.

·         Giỏi Toán nhất lớp.

·         Là chân sút số một của đội bóng...

·         Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

·         Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ

·         Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Tham khảo: Lập dàn ý tả người bạn thân của em lớp 5

3. Dàn ý tả một người lao động

Lập dàn ý tả một ý tá hoặc bác sĩ chăm sóc bệnh nhân

I. Mở bài

·         Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường

·         Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.

II. Thân bài

Tả hình dáng

·         Dáng người cô thon gọn, hơi cao

·         Nước da cô trắng hồng

·         Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng

·         Khuôn mặt cô hình trái xoan

·         Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ

·         Đôi môi đỏ đỏ

·         Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng

·         Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn

Thái độ của cô khi khám bệnh

·         Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn

·         Cô hỏi han các bạn về việc học

·         Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm

·         Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn

III. Kết bài

·         Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.

·         Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ

Lập dàn ý cho bài văn tả chú lính cứu hỏa

1. Mở Bài

·         Giới thiệu về người lính cứu hỏa

·         Là người làm công việc cứu hỏa, chữa cháy

2. Thân Bài

·         Miêu tả người lính cứu hỏa

·         Đồng phục của chú lính cứu hỏa: Quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, ủng

·         Miêu tả hình dáng, cử chỉ hành động: Dáng người, đôi vai, bước đi,

·         Thao tác trong khi làm nhiệm vụ

·         Vẻ đẹp của chú lính cứu hỏa: gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn,...

3. Kết Bài

·         Cảm nhận của em về chú lính cứu hỏa

·         Là những anh hùng trong cuộc sống đời thường

Lập dàn ý Tả bác nông dân đang cày ruộng

1. Mở bài:

- Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng.

- Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Dáng người cao lớn.

- Nước da ngăm đen.

- Đầu đội nón lá.

- Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.

b) Tính tình, hoạt động:

- Cần mẫn làm việc.

- Chăm chú cày trên thửa ruộng.

- Tay trái cầm roi tre.

- Tay phải cầm cán cày.

- Mắt đăm đắm hướng về trước.

- Chân bước dài, chắc nịch.

- Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.

- Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.

- Bác ngồi trên bò nghỉ tay hút thuốc.

- Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.

3. Kết bài:

- Em rất kính yêu bác Tư.

- Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon đế nuôi sống con người.

 

 

 

 

 

Tả mùa xuân

I. Mở bài: Giới thiệu mùa xuân

Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. Mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: Tả mùa xuân

1. Cảnh vật mùa xuân

- Bầu trời trong xanh

- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời

- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám

2. Tả bao quát mùa xuân

- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

- Con đường trải dài sắc xuân

- Không gian như chìm đắm trong hương xuân

3. Tả chi tiết mùa xuân

- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi

- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui

- Cây cối đua nhau nở rộng

- Chim chóc ríu tít kêu

- Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân

- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới

- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân

- Em rất thích mùa xuân

- Mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi

I- Mở bài:

Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

II- Thân bài:

Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:

- Bầu trời: Cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá

- Mặt đất: Tràn đầy nhựa sống,...

- Không khí: Ấm áp

- Mưa xuân: Lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: Ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)

- Gió xuân: Nhẹ nhẹ, mơn man,...

- Cây cối: Đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...

- Hoa: Đua nhau khoe sắc thắm

- Chim chóc: Ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...

- Không gian: Chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh

- Lòng người: Phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...

III- Kết bài:

- Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..

 

1.    Mở bài:

- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)

- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: Mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)

2. THÂN BÀI:

Các phương diện của mùa xuân:

Mùa xuân của vạn vật

- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)

=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.

Mùa xuân của đất trời

- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)


Mùa xuân của tình người

- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.

- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả). Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.

- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương

Mùa xuân của phong tục gia đình

- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Nấu bánh chưng, bánh giày.

3. Kết bài: (Các bạn tự viết nhé)


Bài tham kho 1

I. M bài

 Gii thiu chung v mùa xuân

 Không phi ngu nhiên ngưi ta ly mùa xuân làm mùa khi đu cho c mt năm. Cũng không phi ngu nhiên, mùa xuân tr thành mùa đưc ch đón háo hc nht. Xuân đến, cnh vt, đt tri con ngưi đu s đi thay. Mi mùa đu ý nghĩa riêng ca nó, nhưng ý nghĩa ca mùa xuân l sâu sc hơn rt nhiu.

II. Thân bài

a. Thiên nhiên mùa xuân

 Mưa xuân lt pht bay trong gió, không đ đ ưt tóc nhưng cũng khiến lòng ngưi php phi.

 Cái lnh vn thm vào tng th tht, nhưng li mt đi cái tái lnh lo ca nhng ngày đông. Mùa xuân mang theo làn gió ưp hơi nng nên không làm but lòng ngưi.

 Thnh thong, mt tri li rng sau bao ngày đông ln trn. Tia nng nh nhàng đu trên nhng mái hiên, ngn c. Nng du nh như nàng thiếu n mi ln, làm không khí m áp tr li.

b. Khung cnh đt tri mùa xuân

          Cây ci mi hôm qua còn ng quên trên nhng cành xác, nay như bng tnh tr li. Nhng chiếc non xanh nhú trên đu cành, như còn e p vi đt tri. Sc xanh bng lên gia khu n đ báo hiu mt cuc sng mi. nhng loài hoa thì đã kp bung hương to sc, như đim cho đt tri nhng ngày sang xuân.

 Trên cành, nhng chú chim ríu rít, đàn én tr v sau nhng ngày đông đi trú. Chú mèo p nm dài trưc hiên nhà, i bi...

2
13 tháng 12 2021

hay lắm nhé thank youyeu

cái j dài zậy ❓

22 tháng 12 2022

tham khỏa

                    Tả bác nông dân đang gặt lúa

Cánh đồng lúa quê tôi đã chín rộ, chờ tay người đến mang về. cả làng bước vào mùa gặt. Những bác nông dân ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch thành quả lao động của mình sau những tháng ngày vất vả.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Người lớn ra đồng, trẻ con đi học, mỗi người một việc. Cuộc sống như hối hả hơn. Từ sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa dậy, các bác nông dân đã rục rịch ra đồng. Đi làm trong buổi sớm mai, hơi sương nhè nhẹ phá lên mặt lành lạnh. Ra đến đồng, các bác nông dân rẽ ra thành các ngã khác nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Chuẩn bị xong dụng cụ, các bác nông dân bắt đầu công việc gặt lúa. Lúc này nhìn họ, ai cũng giống ai, khó mà phân biệt được. Bác nào cũng đi một đôi ủng bó sát chân, mặc một chiếc áo dày, tay bó sà cạp. Đầu đội chiếc nón tàng, khuôn mặt che kín hết với một chiếc khăn chỉ còn để đôi mắt. Nhìn các bác như đang chuẩn bị vào một trận chiến, chiến đấu với cái nắng nóng khắc nghiệt của thời tiết mùa hè.

Lúa vụ này trĩu nặng, hạt nào hạt nảy mình mẩy chắc nịch. Bác nông dân vui mừng thấy công lao của mình được bù đắp. Trong niềm phấn khởi, bác cúi xuống, tay trái nâng những bông lúa, tay phải cầm chiếc liềm sắc cạnh đưa vào ngang thân, “xoẹt...xoẹt...” âm thanh ấy cứ đều đều vang lên cùng nhịp thở của bác. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt cắt lúa, bó lúa của bác mà tưởng như một nghệ nhân tài hoa đang biểu diễn. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Những bông lúa vâng lời, theo tay bác nằm im trên đất, cắt lúa đến đâu, bác tập hợp chúng lại thành từng đống nhỏ gọn gàng. Trông xa xa, thấy ai ai cũng chăm chỉ làm việc. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiết trời buổi sáng gió mát, ánh nắng còn dịu nên ai cũng tranh thủ làm việc. Khi đã thấm mệt, các bác nông dân đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống ngụm chè tươi mát rượi, có khi hát một đoạn chèo, hay hát đối đáp để xua đi những mệt mỏi. Sau phút nghỉ giải lao, mọi người lại tiếp tục công việc.

Trời về trưa, nắng gắt. Những tia nắng cứ vô tình chiếu rọi xuống cánh đồng trống trải. Gió lại mải mê đi chơi khiến thời tiết thêm oi ả. Tiếng ve kêu râm ran khắp trong nhưng bụi cây trên bờ. Có mấy chú chim đói bụng sà xuống ruộng, nhặt những hạt thóc rơi, thóc vãi. Các bác nông dân đã thấm mệt. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót. Lưng áo ướt đẫm. Mọi người ai này đều im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng soàn soạt mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà bàn tay kém nhanh, bàn chân bước không đều. Họ vẫn giữ sự nhịp nhàng lúc trước, chính vì thế mà chả mấy chốc lúa trên ruộng đã sắp được cắt hết.

Những bông lúa trĩu nặng ngoan ngoãn nằm trên gánh trở về nhà trong niềm phấn khởi, hân hoan các bác nông dân tin tưởng vào vụ mùa, vào thành quả do mình làm nên

10 tháng 4 2022

Tham khảo:

a. Mở bài: Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2.

Mẫu: Kết thúc kì thi cuối học kì 1 căng thẳng, em trở về nhà và dọn dẹp lại góc học tập của mình. Phải mất một lúc, em mới có thể sắp xếp đồ đạc lại cho gọn gàng, vì những ngày ôn thi em đã quá lơ là việc dọn dẹp. Cuối cùng, em cất đi những cuốn sách giáo khoa tập 1 và thay thế bằng các quyển sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2. Vì trong đó có rất nhiều câu chuyện hay và bổ ích.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát về quyển sách:

Quyển sách đó tên là gì? Có hình dáng gì?Kích thước của quyển sách (chiều dài, chiều rộng, bề dày)So với quyển sách tập 1 thì quyển sách tập 2 có dày hơn không?Màu sắc chủ đạo của bìa cuốn sách là gì?

- Miêu tả chi tiết quyển sách:

Bìa trước của cuốn sách có những thông tin gì? (tên tác giả, tên sách, tên lớp, tên nhà xuất bản…)Hình vẽ ở bìa trước là gì? Em có cảm xúc như thế nào về hình vẽ đó? Hình vẽ đó có chứa ý nghĩa gì đặc biệt không?Bìa sau của cuốn sách có những hình ảnh, thông tin gì? (tên các quyển sách khác cùng bộ sách lớp 5, huân chương, giá tiền…)Nội dung bên trong cuốn sách được chia thành bao nhiêu tuần? Mỗi tuần gồm các nội dung gì?
Người ta đánh số trang như thế nào, ở đâu?Mục lục của sách nằm ở đâu? Tác dụng của mục lục sách đó là gì?

- Hoạt động của em đối với quyển sách:

Em tự bọc sách hay nhờ người thân bọc sách giúp? Em dán nhãn và viết tên như thế nào?Em đã đọc những nội dung nào đầu tiên trong quyển sách? (các bài tập đọc, câu chuyện…)Em đánh giá như thế nào về nội dung của quyển sách? So với quyển sách tập 1?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2.

Mẫu: Cầm quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2 trên tay mà em vui sướng lắm. Và bỗng nhiên, em muốn thật nhanh đến trường để được học cuốn sách mới này. Niềm vui ấy, phần vì được khám phá những nội dung mới, phần vì lại nhanh được gặp bạn bè, thầy cô.

10 tháng 4 2022

Nó ở đẳng cấp r a