Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha !
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em.
Tả cô giáo đang giảng bài mẫu 1
Cô giáo chủ nhiệm lớp con là giáo viên giỏi của trường. Cô của con dạy tiết nào cũng đều rất hay. Nhưng con cá ấn tượng nhất khi cô dạy tiết kể chuyện Người đi săn và con nai. Cho đến bây giờ con vẫn như thấy hình ảnh cô đang giảng bài trước mắt con.
Hôm đó, cô giáo con mặc bộ quần áo dài màu xanh nước biển. Tóc cô cột cao sau gáy. Mỗi bước cô đi, tóc cô lại đưa đưa theo nhịp bước. Cả lớp ngước mắt nhìn theo mỗi bước cô đi. Cô bắt đầu câu chuyện bằng giọng trầm trầm: “Có một người thợ săn…” Khi kể đến đoạn dòng suối khuyên người đi săn không nên bắn nai vì nai hay đến soi gương xuống mặt suối, giọng cô nhỏ nhẹ, nhưng có sức thuyết phục. Kể đến đoạn cây trám hỏi người thợ săn đi đâu và người thợ săn trả lời đi săn nai vì thịt nai ngon lắm, giọng cô lúc đó thể hiện sự tức giận. Đặc biệt khi kể đoạn người thợ săn say sưa ngắm vẻ đẹp của chú nai dưới ánh trăng, cô giáo nhìn xa, mơ màng như cỗ đang ngắm chú nai thật dưới ánh trăng trong rừng. Giọng cô nhẹ nhàng, ấm áp làm cả lớp dóng tai lên nghe còn mắt thì chăm chú nhìn về phía mắt cô nhìn. Giọng cô thoải mái, hả hê khi kể đến đoạn con nai chạy biến vào rừng còn người đi săn trở về không. Khi đó, nét mặt, ánh mắt, động tác của cô làm cho cả lớp cũng thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi con nai thoát nạn. Cuối tiết học, cô ân cần nhắc nhở chúng con hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Giọng nói, ánh mắt, nét mặt của cô đã để lại ẩn tượng sâu sắc trong con. Con không bao giờ quên được tiết học, quên được dáng vẻ của cô, quên được bài học bổ ích mà cô đã dạy con trong tiết kể chuyện hôm ấy.
Tả cô giáo đang giảng bài mẫu 2
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
Tả cô giáo đang giảng bài mẫu 3
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Tả cô giáo đang giảng bài mẫu 4
Sau giờ chào cờ đầu tuần, chủng tôi trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm của lớp 5A chúng tôi đã có mặt từ lúc nào. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.
Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. “Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học lớp Mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập ở nhà của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài “Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cô nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại. Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bảng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng đòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.
Cô chủ nhiệm của mình hết lòng thương yêu học sinh. Lúc nào cô cùng mong chúng mình học tốt. Cô thường nói: “Mỗi tiết học là một bài học quý cả về kiến thức, kĩ năng và đạo lí làm người.
Tả cô giáo của em trong một giờ học mà em nhớ nhất mẫu 5
Công cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô : “Có em nào chưa hiểu bài không” ? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào.
Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài . Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật . Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Co chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô- một thế giới vẫn còn nhiều bí ấn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu. Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến. Chúng em cũng rất vui khi học với cô. Học với cô thật thích biết bao.
Em rất yêu quý cô Kiều. Mặc dù giờ đây không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em sẽ ghi nhớ lời cô dạy và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cô.
Tả cô giáo của em trong một giờ học mà em nhớ nhất mẫu 6
Tháng năm sân trường đầy nắng
Nhuộm vàng tiếng ve râm ran
Tháng năm từng chùm hoa phượng
Bất ngờ đỏ rực mênh mang
Tháng năm – mùa hè cuối cùng
Một mùa hè chia li
Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng
Dịu dàng nói tạm biệt em…
Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,… Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp… Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô – nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,… Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ.
Sẽ có ngày em về lại nơi đây!…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất – Bài số 2
Sau giờ chào cờ đầu tuần, chủng tôi trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm của lớp 5A chúng tôi đã có mặt từ lúc nào. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.
Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. “Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học lớp Mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập ở nhà của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài “Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cô nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại. Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bảng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng đòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.
Cô chủ nhiệm của mình hết lòng thương yêu học sinh. Lúc nào cô cùng mong chúng mình học tốt. Cô thường nói: “Moi tiết học là một bài học quý cả về kiên thức, kĩ năng và đạo lí làm người.
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất – Bài số 3
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
– Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất – Bài số 4
Cô giáo chủ nhiệm lớp con là giáo viên giỏi của trường. Cô của con dạy tiết nào cũng đều rất hay. Nhưng con cá ấn tượng nhất khi cô dạy tiết kể chuyện Người đi săn và con nai. Cho đến bây giờ con vẫn như thấy hình ảnh cô đang giảng bài trước mắt con.
Hôm đó, cô giáo con mặc bộ quần áo dài màu xanh nước biển. Tóc cô cột cao sau gáy. Mỗi bước cô đi, tóc cô lại đưa đưa theo nhịp bước. Cả lớp ngước mắt nhìn theo mỗi bước cô đi. Cô bắt đầu câu chuyện bằng giọng trầm trầm: “Có một người thợ săn…” Khi kể đến đoạn dòng suối khuyên người đi săn không nên bắn nai vì nai hay đến soi gương xuống mặt suối, giọng cô nhỏ nhẹ, nhưng có sức thuyết phục. Kể đến đoạn cây trám hỏi người thợ săn đi đâu và người thợ săn trả lời đi săn nai vì thịt nai ngon lắm, giọng cô lúc đó thể hiện sự tức giận. Đặc biệt khi kể đoạn người thợ săn say sưa ngắm vẻ đẹp của chú nai dưới ánh trăng, cô giáo nhìn xa, mơ màng như cỗ đang ngắm chú nai thật dưới ánh trăng trong rừng. Giọng cô nhẹ nhàng, ấm áp làm cả lớp dóng tai lên nghe còn mắt thì chăm chú nhìn về phía mắt cô nhìn. Giọng cô thoải mái, hả hê khi kể đến đoạn con nai chạy biến vào rừng còn người đi săn trở về không. Khi đó, nét mặt, ánh mắt, động tác của cô làm cho cả lớp cũng thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi con nai thoát nạn. Cuối tiết học, cô ân cần nhắc nhở chúng con hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Giọng nói, ánh mắt, nét mặt của cô đã để lại ẩn tượng sâu sắc trong con. Con không bao giờ quên được tiết học, quên được dáng vẻ của cô, quên được bài học bổ ích mà cô đã dạy con trong tiết kể chuyện hôm ấy.
Sáng hôm nay, mẹ đưa em tới trường sớm hơn mọi ngày do có công việc đôt ngột, nhưng cũng nhờ vậy mà em đã có dịp ngắm nhìn quang cảnh trường học trước giờ lên lớp. Đó là một không gian yên tịnh và bình yên đến nhường nào.
Hiếm khi em được ngắm nhìn quanh cảnh trường học vào những khoảng khắc vắng lặng như thế này, em như một đứa trẻ tò mò đi khắp nơi để khám phá những khoảng không gian vắng lặng ấy. Ngôi trường có thiết kế hình chữ U, hai toàn nhà ba tầng hai bên là các dãy lớp học, còn tòa nhà hai tầng nằm ở giữa là nơi làm việc và tổ chức những buổi họp long trọng của các thầy cô. Sân trường không có một ai, em thơ thẩn đi dưới những tán lá xanh và hít thở chút không khí trong lành của buổi sáng. Sân bóng phía sau trường hàng ngày các bạn nam cười đùa nhộn nhịp, chơi đủ thứ trò như đá cầu, bắn bi,… nay lại yên ắng đến lạ, dường như chỉ còn có tiếng kêu tí tách rất tinh tế của những giọt sương đang chuyển mình dưới những ngọn cỏ. Phía vườn trường những bông hoa đang đua mình khoe sắc tỏa hương, bung nở những cánh hoa sắc màu rực rỡ. Những cây cổ thụ to lớn của trường thì đang vươn những tán lá dài ra đón những cơn gió buổi sớm. Màn sương cũng dần tan nhanh khi những ánh nắng đầu ngày đã bắt đầu chiếu xuống măt đất. Trong các phòng học, bảng đen vẫn còn ghi những bài học cũ từ và đang chờ các bạn học sinh, bàn ghế ngay ngắn vẫn đang chờ người đến lấp đầy, ghế giáo viên được kê ngay ngắn bên canh chiếc bàn xếp gọn những tập bài kiểm tra, sổ đầu bài, danh sách lớp,… bên ngoài dãy hành lang dài và hẹp dường như vắng lặng vô cùng khi thiếu đi tiếng cười của con trẻ. Những cánh cửa khép lại im lìm, vẫn chờ đợi trong lặng yên.
Nắng đã dần lên cao, những tán cây đã bắt đầu xì xào trong gió, cánh cổng trường đã dần xuất hiện những bóng người thưa thớt. Dưới sân trường, một vài bạn học sinh đã bắt đầu cất lên tiếng người đùa nhộn nhịp, sân trường mới nãy còn im lặng giờ đây lại vang vọng tiếng cười trong trẻo của học trò. Một ngày mới đã đến và một buổi học cũng sắp bắt đầu, em cùng ùa vào lớp học và cùng các bạn mới đến chuẩn bị cho một ngày làm việc đạt kết quả tốt.
Trường học là nơi mang lại cho ta nhiều kỉ niệm, mang lại niềm vui, tiếng cười, mang lại những mảnh hồi ức rất đẹp để chúng theo ta đến mãi sau này. Và dù cho mai này có lớn lên và bước chân vào những ngôi trường khác, em vẫn sẽ không thể quên một thoáng mộng mơ nới góc sân trường ngày ấy - một vài khoảnh khắc đẹp của mái trường mến yêu trước giờ vào học.
Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.
Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoảng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.
Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ. nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, toả sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.
Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ u này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả, Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những- cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi học cũng đập vào mắt. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung lỉnh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sán là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vần khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đông kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dày có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hổi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.
Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.
Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ẩy có tình thương, bạn bè. thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.
Nguyễn Thùy Dung
Cô ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Trân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.
Nguyễn Thùy Dung
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm cua tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buổi vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.
Hôm đó là ngày 20-11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: “Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bảy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nôi nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu, là chính thức bước vào lễ hội.Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng nói ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp 6 được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chỉ tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thu và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đúng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp 6 vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.
Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh. Ở đây, tiếng gõ trống thỉ nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp 9 đứng đầu cũng phải thôi. Họ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.
Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp 6 thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp 7 lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chi có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các "vận động viên’’. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp 8 thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ nhưng lại dẻo dai và cẩn thận. Tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chẳng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau để giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng để sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.
Kết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.
Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thể hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dạy dỗ của thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.
Sống trong mái trường Vũ Kiệt thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm cua tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buổi vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.
Hôm đó là ngày 20-11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: “Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bảy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nôi nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.
Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu, là chính thức bước vào lễ hội.
Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng nói ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp 6 được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chỉ tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thu và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đúng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp 6 vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.
Kết thúc buổi hoạt động ngoại khóa, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui
Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh. Ở đây, tiếng gõ trống thỉ nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp 9 đứng đầu cũng phải thôi. Họ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
hok tốt nha
nguồn: mạng
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 7 rồi, đã là một cô học sinh chững chạc không như ngày này của 7 năm về trước. Bảy lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm vào ngày hôm đó.
Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở ghi bài đủ loại với những hình chuột Mickey, công chúa váy hồng. Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.
Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”. Buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị nhưng cũng không khỏi lo lắng hồi hộp. Sáng hôm sau, bà chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ.
Ngôi trường Tiểu học (tên trường) chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 20... - 20… Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng. Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá quốc kỳ. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng. Cô hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp. Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cảm giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác. Vì vậy mà trường học đối với tôi lúc đó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học. Mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ. Hơn nữa, tôi sẽ có những người bạn mới. Khi đi học, tôi sẽ cảm thấy thích thú và có nhiều niềm vui.
Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần biết thêm về nơi gọi là “trường học”. Đặc biệt là khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe. Rồi tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.
Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui. Dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách.
Ngoài sách vở mới thì mẹ còn mua cho tôi một chiếc cặp sách màu hồng, trên đó có in hình của búp bê tóc vàng. Và một món quà đặc biệt của bố tặng cho tôi nhân dịp tôi vào lớp Một, đó chính là một bộ váy rất đẹp. Chiếc váy có hai phần, phần áo tay bồng và phần chân váy xếp li vô cùng điệu đà. Tôi vui lắm vì ngày khai trường sắp tới này tôi không chỉ có cặp xách mới, sách vở mới mà còn được trưng diện một bộ quần áo đẹp. Tôi càng mong chờ hơn đến ngày khai trường, mong nó nhanh nhanh đến.
Cuối cùng, ngày đó cũng đến. Hôm ấy là ngày mùng năm tháng chín, mẹ tôi đã dậy thật sớm để giúp tôi chuẩn bị đồ ăn sáng và quần áo, đồ dùng. Vì quá háo hức nên tôi cũng dậy từ sớm mà không cần mẹ phải gọi như những mọi ngày. Những hoạt động của tôi cũng diễn ra thật nhanh nhẹn khác lạ: từ đánh răng rửa mặt đến ăn sáng. Trong lúc ăn sáng, cả ông bà và bố mẹ ai cũng đều nói với tôi rằng sắp là học sinh lớp một rồi, đến lớp phải ngoan ngoãn. Điều ấy khiến tôi vui vô cùng vì nghĩ mình đã lớn hơn rồi, từ nay mình sẽ hàng ngày đến trường như anh trai của mình.
Hôm nay, vì mẹ bận việc nên bố đã giữ nhiệm vụ đưa tôi đến trường. Ngồi trên chiếc xe máy của bố, lòng tôi cảm thấy vô cùng hồi hộp. Ngày hôm nay, tôi sẽ đến trường. Ở đó, tôi sẽ khám phá được tất cả những niềm vui, những điều kì diệu mà anh trai thường kể. Trên đường đi, tôi cứ ríu rít hỏi bố: “Bố ơi sắp đến trường rồi phải không ạ?” rồi “Ở trường có nhiều bạn không bố”, những câu hỏi liên tiếp, dồn dập khiến bố tôi không trả lời kịp. Bố chỉ phì cười mà nói “Sắp đến rồi con ạ!” làm tôi đã hồi hộp càng thêm hồi hộp.
Khi đến trường học tôi có chút lo lắng, sợ hãi vì ở đây rất đông người, có những bạn chỉ tầm tuổi tôi, cũng có những anh chị lớn tuổi hơn mình. Không khí vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Nhìn nhiều bạn cũng nắm tay bố mẹ đến trường nhưng đến nơi thì òa khóc nức nở làm tôi cũng rất muốn khóc theo. Nhưng có bố bên cạnh tôi không sợ hãi nữa, gương mẫu đứng vào hàng đầu tiên nên tôi được cô giáo tuyên dương và bố em thì rất tự hào. Đó là những kỉ niệm giản đơn nhưng có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.
Mái trường là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm của học trò. Mái trường ấy có thầy cô, có bè bạn, có những giờ học sôi nổi. Đặc biệt, điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là quang cảnh của trường trước mỗi buổi học.
Vì tôi là người giữ chìa khóa của lớp nên tôi thường đến sớm để mở cửa cho các bạn. Lớp học của tôi ở tầng hai, vì vậy, khi đứng ở ban công tầng hai nhìn xuống, tôi có thể quan sát khung cảnh trường học một cách dễ dàng.
Đầu tiên, là các bạn lớp trực tuần thường đến rất sớm. Có hai bên đứng ở hai bên cánh cổng trường để thuận lợi cho việc theo dõi. Cùng với đó là các thầy, cô trong ban Đạo đức nữa. Các bạn lớp trực tuần quét ở vỉa hè, quét trong sân trường, quét cả ở lán xe. Tất cả mọi hoạt động ấy được diễn ra một cách nhanh chóng để đảm bảo rằng các bạn ấy ẽ vào lớp đúng thời gian quy định. Trên dãy hành lang lớp tôi học, một vài bạn nữa cũng bắt đầu đến, có lẽ là để mở cửa cho lớp chăng...
Sau đó, các bạn học sinh đến nhiều hơn. Những bạn học sinh vai đeo cặp, gương mặt tràn ngập phấn khởi ang dắt xe vào trường. Có vài bạn học sinh trang phục không đúng quy định liền bị các bạn lớp trực tuần hoặc các thầy cô trong ban Đạo đức nhắc nhở. Cứ thế, các bạn học sinh lần lượt đi vào trường. Vài bạn học sinh thiếu thẻ học sinh hoặc khăn đỏ cũng bị nhắc nhở.
Ngắm nhìn từng bạn học sinh bước vào trường, tôi không để ý thời gian, rồi bỗng tiếng trống vang lên, báo hiệu giờ vào lớp sắp bắt đầu. Lúc này đây, một vài bạn học sinh đi học muộn đang cô nhanh chân để bước vào sân trường. Có bạn thì bị thầy cô gọi lại để ghi tên, nhắc nhở. Lúc này đây, các thầy cô giáo cũng từ lán xe, đang xách cặp để chuẩn bị bước vào lớp học. Trên sân trường dần vắng người hơn, các bạn học sinh đang ổn định tổ chức để chuẩn bị cho một tiết học mới sắp bắt đầu.
Tôi nhanh chân bước vào lớp. Tôi yêu quang canh trường tôi trước mỗi giờ học biết bao. Nó có cái gì đó vội vã, hối hả của một ngày mới. Lại có cái gì nó bình yên đến lạ lùng, đánh thức trong tôi tình yêu với mái trường
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em.
cần gấp ai trả lời nhanhhhh và đúng yêu cầu thì k cho nhé
câng gâppp
Tham khảo nha !!
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Tham khảo thui nhoa bìa văn tui dở lắm viết chưa chắc có điểm cao đâu .
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.