Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Lí lẽ là gì?
Lí lẽ là phần lý do hoặc lập luận mà người viết đưa ra để giải thích, chứng minh hoặc bảo vệ một quan điểm, một ý kiến. Trong một bài văn nghị luận xã hội, lí lẽ có vai trò rất quan trọng vì chúng là cơ sở để người viết xây dựng lập trường và làm cho quan điểm của mình trở nên hợp lý, thuyết phục.
Đặc điểm của lí lẽ:
- Lí lẽ thường mang tính khái quát và trừu tượng, không có tính cụ thể.
- Lí lẽ phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu, và được xây dựng trên cơ sở lý luận, các nguyên tắc, hoặc giải thích hợp lý.
- Lí lẽ giúp giải đáp câu hỏi "tại sao" hoặc "như thế nào" liên quan đến vấn đề mà người viết muốn trình bày. Đây chính là phần giúp người đọc hiểu được mục đích và quan điểm của người viết.
Ví dụ về lí lẽ:
- "Giới trẻ ngày nay bị cuốn hút vào mạng xã hội là do mạng xã hội cung cấp những trải nghiệm hấp dẫn, làm họ cảm thấy thoải mái và dễ dàng kết nối với người khác."
Lí lẽ này giải thích một nguyên nhân khiến giới trẻ nghiện mạng xã hội, đó là sự hấp dẫn và tiện lợi mà các nền tảng mạng xã hội mang lại. Đây là một quan điểm lý luận, không có số liệu hay dữ liệu cụ thể, nhưng nó giải thích một cách tổng quát nguyên nhân của hiện tượng.
2. Dẫn chứng là gì?
Dẫn chứng là bằng chứng hoặc minh họa cụ thể mà người viết sử dụng để chứng minh cho lí lẽ mà họ đưa ra. Dẫn chứng có thể là sự kiện, số liệu, ví dụ, lời nói của chuyên gia, hoặc trích dẫn từ các nghiên cứu khoa học, báo cáo, khảo sát. Mục đích của dẫn chứng là làm cho lí lẽ trở nên thuyết phục hơn bằng cách đưa ra những dữ liệu cụ thể, thực tế.
Đặc điểm của dẫn chứng:
- Dẫn chứng có tính cụ thể, thực tế, và có thể được kiểm chứng.
- Dẫn chứng có thể là số liệu, nghiên cứu, trích dẫn từ chuyên gia, chuyện thực tế, hoặc ví dụ minh họa từ đời sống hằng ngày.
- Dẫn chứng giúp chứng minh tính xác thực và thực tế của lí lẽ, từ đó làm cho bài viết trở nên đáng tin cậy hơn.
Ví dụ về dẫn chứng:
- "Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Ipsos, 67% người sử dụng mạng xã hội cho biết họ cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội, và một trong ba người được khảo sát cho biết họ cảm thấy lo âu nếu không kiểm tra thông báo trên mạng xã hội trong vòng 24 giờ."
Dẫn chứng này đưa ra số liệu cụ thể từ một nghiên cứu để minh chứng cho lí lẽ về việc nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người dùng.
3. Sự khác biệt rõ ràng giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Lí lẽ là những quan điểm, lý do, hoặc lập luận mà người viết sử dụng để chứng minh một điều gì đó, nhằm thuyết phục người đọc về một quan điểm hay ý kiến.
- Dẫn chứng là bằng chứng hoặc minh họa cụ thể để chứng minh và làm rõ cho lí lẽ đó.
Lí lẽ là phần giải thích hay lý luận về vấn đề đang bàn, trong khi đó dẫn chứng là bằng chứng để củng cố và chứng minh tính hợp lý của những lí lẽ ấy.
4. Cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội
Cấu trúc của bài nghị luận xã hội:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Trình bày lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho các quan điểm của mình. Mỗi lí lẽ cần có một dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc.
- Kết bài: Tóm tắt lại vấn đề và đưa ra lời khuyên, kết luận.
Trong thân bài, bạn cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng một cách mạch lạc và hợp lý. Mỗi lí lẽ cần được hỗ trợ bằng dẫn chứng để giúp cho người đọc thấy được rằng quan điểm của bạn không chỉ là lý thuyết mà còn được chứng minh từ thực tế.
Cách kết hợp lí lẽ và dẫn chứng:
- Sau khi đưa ra lí lẽ, bạn cần bổ sung dẫn chứng để làm rõ lí lẽ đó. Mỗi dẫn chứng sẽ làm tăng độ thuyết phục của lí lẽ và giúp người đọc dễ dàng tin vào quan điểm mà bạn đưa ra.
- Dẫn chứng cũng giúp minh họa cho những khía cạnh cụ thể của vấn đề, khiến người đọc dễ hình dung và hiểu được tác động thực tế của vấn đề đó.
Ví dụ về kết hợp lí lẽ và dẫn chứng:
Lí lẽ: "Mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ ngày nay vì nó cung cấp các nền tảng giao tiếp, giải trí và thông tin."
Dẫn chứng: "Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Việt Nam, 85% thanh thiếu niên cho biết họ sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, tìm kiếm thông tin và giải trí mỗi ngày."
Trong trường hợp này, lí lẽ giải thích vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với giới trẻ, còn dẫn chứng cung cấp một con số cụ thể để làm rõ quan điểm này.
5. Những lưu ý khi viết bài nghị luận xã hội
- Đảm bảo tính liên kết: Mỗi phần trong bài văn nghị luận xã hội cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sau mỗi lí lẽ, bạn phải đưa ra dẫn chứng cụ thể để hỗ trợ, từ đó làm cho lập luận của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
- Lựa chọn dẫn chứng phù hợp: Dẫn chứng cần phải chính xác, đáng tin cậy, và cập nhật. Tránh sử dụng dẫn chứng không rõ nguồn gốc hoặc không có căn cứ vững chắc.
- Tránh lạm dụng lí lẽ hoặc dẫn chứng: Một bài văn nghị luận không nên chỉ có lí lẽ mà thiếu dẫn chứng, hoặc ngược lại chỉ toàn là dẫn chứng mà thiếu lí lẽ. Cần phải cân bằng giữa lí lẽ và dẫn chứng để bài viết trở nên logic và thuyết phục.
Tóm lại:
- Lí lẽ là những lập luận, quan điểm mà bạn đưa ra để giải thích hoặc chứng minh một vấn đề trong bài văn nghị luận xã hội. Lí lẽ giúp giải thích tại sao một vấn đề lại quan trọng hoặc tại sao một quan điểm lại đúng đắn.
- Dẫn chứng là những bằng chứng cụ thể, số liệu, ví dụ thực tế giúp chứng minh lí lẽ và làm cho bài văn trở nên thuyết phục hơn. Dẫn chứng giúp lí lẽ không chỉ là lý thuyết mà còn có cơ sở thực tế để người đọc tin tưởng.
Tham khảo:
Bạn có thể bị lừa dối nếu bạn tin tưởng quá nhiều nhưng nếu bạn không có lòng tin thì bạn sẽ không tồn tại được. Đúng là như vậy, niềm tin là sự tin tưởng đặt hết mọi thứ vào người khác hoặc điều gì đó. Nếu bạn là một người có niềm tin thì đảm bảo với bạn rằng bạn là một trong những người hạnh phúc nhất. Vì niềm tin chính là một loại thuốc tăng lực một nguồn động lực tuyệt vời cho chúng ta. Nó giúp chúng ta tự tin vào bản thân mình vượt qua mọi trở ngại và đạt được thành công vượt bậc trong cuộc sống. Tại sao lại có những người khuyết tật những trở thành huyền thoại chỉ đơn giản là họ có niềm tin vào bản thân và vào cả thế giới. Câu hỏi đặt ra là cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng ta không có niềm tin vào bất cứ thứ gì? Chắc chắn với bạn rằng sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúng ta sẽ chẳng có động lực làm bất cứ điều gì trong cuộc sống và thậm chí cũng chẳng thể có nổi một ước mơ. Vì có mơ bạn cũng chẳng tin tưởng vào bản thân để thực hiện nó. Bạn sẽ luôn ở trong tâm trạng ngờ vực không tin vào bất cứ điều gì. Nếu vậy thì bạn sẽ không thể nào tồn tại chứ đừng nói đến chuyện tiến bộ. Đã sống ở trên đời thì phải có cho mình một niềm tin. Chỉ có niềm tin và sự quyết tâm mới có thể đưa bạn đến thành công. Nhưng phải nhớ rằng niềm tin và sự mù quáng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy luôn luôn tỉnh táo để vượt qua được những cám dỗ và không bao giờ mù quáng tin vào những điều không có thật. Hãy tập cho mình một thói quen tốt nên tin vào những điều tốt đẹp. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần bạn tin là mình có thể làm được thì bạn lại có thêm lý do để thực hiện điều đó.
- Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì đổi mới là:
Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề.Nếp nghĩ và hành xử cửa con người.- Ý kiến chủ quan của người viết: "Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu."
- Lí lẽ:
Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ....chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,.......nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.....hành xử."- Bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản:
Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên GiápHai doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa...Em tham khảo nhé !
1. Nghị lực sống- Nick diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
- Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
- Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Ay vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.
- Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
- Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: "Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay".
- Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.
2. Sự dũng cảm- Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
- Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.
3. Sự công tâm- Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ và mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này giúp Lincoln tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ, bằng cách tập hợp các đối thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ.
- Tuy có hiềm khích riêng với Trần Khánh Dư, nhưng khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ qua việc riêng, tin cậy giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.
- Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì hoãn.
4. Tha thứ và chuộc lỗi- Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước.”
- Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.”
- John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.
- Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.
5. Trung thực – thiếu trung thực- Theo Sách Trắng về hiện trạng du học sinh Trung Quốc tại Mỹ của tổ chức giáo dục WholeRen, có khoảng 8.000 du học sinh Trung Quốc bị đuổi học ở Mỹ trong năm 2014.
- Ở Ấn Độ, hàng trăm phụ huynh ném tài liệu vào phòng thi cho con khiến các nhà chức trách đau đầu. Đây là hậu quả của việc học không thực chất, của áp lực xã hội lên bằng cấp cá nhân.
- Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”.
- Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...”
- George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
- Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.
6. Giữ chữ tín- Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả dâng cho vua Tề, Nhạc Chính Tử nhất mực từ chối. Nhạc Chính Tử nói: "Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế." Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
- Qúy Trát, con vua nước Ngô, đi công cán các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Thấy Quý Trát có thanh gươm báu, vua Từ muốn xin nhưng không dám nói. Qúy Trát nhận ra và trong bụng có ý muốn cho, nhưng vì công việc còn đang dở dang nên chưa tiện dâng gươm cho vua Từ được.Trên đường về từ nước Tần qua đến nước Từ thì vua Từ đã mất. Qúy Trát không biết làm sao hơn, đành ra thăm mộ và treo gươm vào một cành cây bên cạnh mộ vua Từ, rồi mới trở về nước Ngô.
7. Lòng nhân ái- Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
- Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu.
- Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An đã dành cả cuộc đời bên những đứa trẻ không máu mủ ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ: “Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến 40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.
Đoạn văn: “Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.”