Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Nguyên nhân quyết định nhất để dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với các thế lực ngoại xâm trong nửa sau thế kỉ XX là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn.
Đáp án A
Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động. Trong đó, ở Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã thi hành những chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Trong đó có Việt Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Đáp án C
Sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam theo ngọn cờ phong kiến đã chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng đường lối. Yêu cầu lịch sử đặt ra cần tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu tiến bộ đề xướng một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản với 2 xu hướng bạo động và cải cách nhưng không thành công
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam tồn tại song song 2 khuynh hướng tư sản và vô sản. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế, được phong trào yêu nước dần đi theo. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã đặt ra yêu cầu thành lập một Đảng cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cũng là đề đáp ứng yêu cầu đó
=> Trong 30 năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam đã thử nghiệm nhiều khuynh hướng đấu tranh để lựa chọn con đường phù hợp. Phong trào yêu nước phát triển, ngả dần về khuynh hướng vô sản đã đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáp án D
Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:
1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Đáp án B
Sau vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929), thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khủng bố khiến cho nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị phá vỡ. Bị động trước tình thế, những nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng đã quyết định dốc toàn bộ lực lượng thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra đêm ngày 9-2-1930 và nhanh chóng thất bại. Từ đây, vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
Tham khảo
Văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là sự đứt gãy lịch sử chưa từng có, bởi vì:
- Bối cảnh lịch sử rất nhiều biến động:
+ Pháp xâm lược Việt Nam (1858), chiếm Gia Định (1862), chiếm 6 tỉnh miền Tây (1867), Hà Nội (1882), Huế (1883).
+ Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng. Nhiều nhà yêu nướ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp.
+ Thời kì hình thành 3 tư tưởng: chống Pháp, theo Pháp, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Pháp.
--> Văn hóa tiếp biến và xoay chuyển theo chiều hướng dân tộc, tư tưởng đề cao tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm. - Đặc trưng văn hoa thời kì này co rất nhiều sự thay đổi:
+ Văn hóa vật chât: Pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cai trị là chính. Xây dựng các tỉnh lộ, đường sắt, đô thị công nghiệp, kiến trúc phục vụ hành chính (trường học, viện bảo tàng, thư viện..)
+ Văn hóa tinh thần:
* Báo chí thời Pháp phát triển rất mạnh (tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, Chữ Hán.).
*( Văn học có bước chuyển mình rất mạnh "một năm ở ta bằng 30 năm ở người". Văn học phát triển cả về hình thức và nội dung, trong 30 năm đã đạt được những thành tựu rất lớn.
* Tiểu thuyết là một thể loại mới vào thời kì này.
* Văn học khẳng định cái tôi cá nhân và xuất hiện nhiều thế hệ những cây bút hùng hậu (Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Trương Vĩnh Kí, Tự Lực văn đoàn.). Văn học Việt Nam đã phát triển gần hơn với văn học hiện đại.
- Văn hóa Việt Nam có sự chuyển biến ghê gớm chưa đầy 100 năm (ăn mặc, giáo dục, văn học...), hòa nhập với thế giới hiện đại.
- Song song với sự phát triển ấy thì nhân dân ta vẫn giữ gìn và bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc, đó chính là sự tiếp biến văn hóa.
- Sự đứt gãy như là sư tiếp nối, phát triển văn hóa thời kì trước lên một tầm cao mới hơn.