K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) a. Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất      Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a. Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất

     Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

     Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

     Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. 

(Nguồn internet)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản  trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Thuyết minh.

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

B.  Nơi sinh sống của con người.

C.  Nơi sinh sống của các loài vật.

D.  Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong câu "Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân",  trạng ngữ "đầu tiên" được dùng với chức năng gì?

A. Chỉ thời gian.

B. Chỉ nguyên nhân.

C. Chỉ mục đích.

D. Chỉ địa điểm.

Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn ngữ châu Âu?

A. Tấm biển.

B. Nylon.

C. Khẩu hiệu.

D. Đại dương.

Câu 5: Cụm từ "vứt ngay tại chỗ" là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ.        B. Cụm động từ.         C. Cụm tính từ.           D. Cụm chủ vị.

Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm

A. 5%                         B. 6%                           C. 7%                        D. 8%

Câu 7: Theo tác giả : Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

A. rất quan trọng.         

B. bình thường.       

C. nhỏ bé.                     

D. quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường.

Câu 8: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. Ý thức kém của con người.

B. Xác động vật phân huỷ.

C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu.

D. Tai nạn tàu thuyền làm loang dầu.

b. Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng  ta. (1,5 điểm)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.

Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ cùng trăm con nghe theo rồi họ chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có quan văn quan võ, con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Khi cha chết truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương không thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng thường tự xưng nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên. (Theo  Con Rồng cháu Tiên NGUYỄN ĐỔNG CHI)

Câu 1. Nêu thể loại của văn bản. Vì sao em biết?

Câu 2. Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần/ mình rồng,/ sức khoẻ/ vô địch,/ lại/ có/ nhiều/ phép/ lạ.

Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản: lớn nhanh như thổi

Câu 3. Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích. Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua câu chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Câu 5. Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

17
7 tháng 3 2022

Câu 1. Nêu thể loại của văn bản. Vì sao em biết?

truyền thuyết vì nó được lưu truyền rất lâu đời 

Câu 2. Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần/ mình rồng,/ sức khoẻ/ vô địch,/ lại/ có/ nhiều/ phép/ lạ.

từ đơn:

Thần ,lại ,có , nhiều , phép , lạ 

từ ghép: mình rồng , sức khỏe , vô địch

từ láy : không có ạ

Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản: lớn nhanh như thổi

 trăm trứng nở ra một trăm người con 

Câu 3. Chỉ ra những chi iết kì ảo trong đoạn trích. Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. 

=> ý nghĩa là muốn nói đến sự đoàn kết  của ng VN thôg qua việc chúng ta đều có chug một người mẹ, chúng ta đều là anh em một nhà,

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Đồng bào là một cách gọi của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Theo nghĩa đen, "đồng bào" (同胞) có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ.

=> em hiểu người VN đều có chung 1 người mẹ , chúng ta đều là anh em ạ.

Câu 5. Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

=> Ta phải có lòng tôn kính, tự hào về nòi giống Rồng Tiên. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết, gắn bó nhau.

7 tháng 3 2022

câu 1

- Thuộc kiểu văn bản tự sự, văn xuôi, truyền thuyết

- Vì :Truyền thuyết: Vì trong truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo, liên quan đến lịch sử.

câu2

Từ đơn : thần,mình,rồng , lại,có, nhiều

Từ ghép : sức khỏe , vô địch , phép lạ

Từ láy: Không có

câu 3

Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. 

=> ý nghĩa là muốn nói đến sự đoàn kết  của ng VN thôg qua việc chúng ta đều có chug một người mẹ, chúng ta đều là anh em một nhà,

 

EM CHỈ LÀM DC DẾN ĐÂY THÔI CÔ

Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: ''Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đối...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

''Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó tức là làm cho chính mình...''

a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b, Tác giả đã nói tới vấn đề gì qua đoạn trích?

c, Từ vấn đề đó, theo em chúng ta cần phải làm gì?

4
24 tháng 4 2018

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"

Tác giả: thủ lĩnh của người da đỏ:Xi-at-tơn

b) Tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường, thiên nhiên như mạng sống của mình

c)Chúng ta phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình

24 tháng 4 2018

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"

Tác giả: thủ lĩnh của người da đỏ:Xi-at-tơn

b) Tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường, thiên nhiên như mạng sống của mình

c)Chúng ta phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình

[Ngữ văn 6]PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?A. Áo chàm đưa buổi phân ly.B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.C. Ngày Huế đổ máu.D. Bàn tay ta làm nên tất cả.Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?A. Một.B. Hai.C. Ba.D. BốnCâu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?A....
Đọc tiếp

[Ngữ văn 6]

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

PHẦN II: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”

(SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?

2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

3. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

4. Trong đoạn thơ,tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì ? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?

23
29 tháng 3 2021

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

29 tháng 3 2021

Phần II :Đọc-hiểu

Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ, tác giả: Minh Huệ

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3  Hoàn cảnh: Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

Câu 4

Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: như, hơn và kết hợp từ láy : lồng lộng, cho thấy sự mơ màng của anh đội viên. Trong sự mơ màng ấy, anh đã thấy hình ảnh Bác hiện lên "cao lồng lông", bác đến bên anh đội viên, thật ấm áp, gần gũi :"ấm hơn ngọn lửa hồng". Khi mọi người đang say giấc nồng, thì Bác lại không ngủ. Hình ảnh Bác ở đây thật lớn lao, vĩ đại, nhưng lại vô cùng ấm áp, gần gũi với mọi người. Qua đó, cho thấy tình cảm kính yêu, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Đồng thời, đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm ngợi ca trân trọng của tác giả với Bác Hồ kính yêu. Đọc xong đoạn văn, lòng em không khỏi xúc động trước những tình cảm của Bác dành cho mọi người,cho nhân dân. Qua đó thấy rằng mình cần cố gằng hơn trong học tập, lao động để không phụ công lao của Người.

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”                                  (Trích Sách giáo khoa...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?
 

0
22 tháng 12 2023

a. Thành ngữ “chung sức, chung lòng” có nghĩa là đoàn kết, nhất trí. 

b. Thành ngữ “mười phân vẹn mười” có nghĩa là toàn vẹn, không có khiếm khuyết. 

5 tháng 3 2021

 Một tuần lễ thật sự dài vì có bảy ngày, sáu ngày đều đến trường, chỉ có ngày thứ chủ nhật là ngày em mong nhất trong tuần vì ngày đó được nghỉ học, được ở nhà với mẹ, người mà em yêu nhất trên đời này.

 Chủ nhật của các bạn như thế nào? Sẽ là ngày mà các bạn ra ngoài chơi, mua sắm, tụ tập bạn bè hay dành thời gian bên gia đình? Với em chủ nhật chỉ cần ở bên mẹ, thì chủ nhật đó sẽ là ''chủ nhật hạnh phúc''. Tại sao lạ là ''chủ nhật hạnh phúc'' ? Thử nghĩ xem, còn gì ấm áp bằng việc sáng chủ nhật dậy, được nghỉ học, ngủ nướng đến 7h và thức dậy đã được mẹ chuẩn bị bữa sáng cho. Ăn sáng xong, ngồi nói chuyện với mẹ, chia sẻ chuyện công việc cùng mẹ, bóp vai cho mẹ, rất hạnh phúc chứ sao. Đến bữa trưa và bữa tối, cùng vào bếp chuẩn bị nấu nướng với mẹ, mọi lo toan trong tuần bỗng dưng tan biến hết. Bỗng dưng lại muốn chủ nhật đến thật mau. Từ ngày nhỏ, bố đã đi làm xa, ít khi về, thời gian chủ yếu của em là với mẹ nên em ''quấn'' mẹ nhiều hơn. Những ngày nhỏ, hai mẹ con ở nhà cấp bốn, ngày nắng cũng như ngày mưa, em lúc nào cũng chỉ có mẹ. Vài năm sau, mẹ có em bé, căn nhà cấp bốn được thay bằng ngôi nhà ba tầng khang trang, đồng nghĩa là áp lực của mẹ sẽ tăng lên nhiều hơn. Mẹ vừa đi dạy, vừa quán xuyến nhà cửa, vừa chăm sóc cho hai chị em, vất vả vô cùng. Những ngày em ốm, mẹ vừa nấu cơm, vừa nấu cháo cho em, lại chạy đi mua thuốc men rồi lại phải trông em bé, mẹ không muốn gọi điện cho bố để bố yên tâm công tác. Những khi đó, trong em, mẹ là một ''người hùng''. Em chỉ ước cho mình bé mãi để lúc nào cũng được bên mẹ. Nhớ cách đây 2 năm, vào dịp sinh nhật cũng vào một ngày chủ nhật, mẹ đã bất ngờ chuẩn bị làm em suýt òa lên khóc, mẹ bảo muốn giấu em để tạo cho em sự bất ngờ. Lúc đó, em đã thấy mẹ yêu em đến nhường nào. Mẹ yêu em là vậy, nhưng đôi khi, em lại làm mẹ buồn. Tính cách bướng bỉnh, hiếu thắng của em, đôi khi không nghe lời mẹ, khiến mẹ phải lo lắng. Có một ngày, vì không nghe lời mẹ làm bài tập, hôm sau, em bị điểm kém, mẹ rất buồn nhưng không nói gì. Những lúc như vậy, em hối hận rất nhiều. Em chỉ mong thời gian quay lại, em sẽ nghe lời mẹ để không làm mẹ buồn nữa. 

Tình cảm không thể hiện hết qua nét chữ mà phải qua hành động, ngay bây giờ em chỉ muốn nói thật to cho cả thế giới biết, em yêu mẹ nhiều lắm. Em mong mẹ sẽ luôn mạnh khỏe, trẻ trung và luôn ở bên chúng em. Mẹ là niềm tự hào của cả nhà mình.

Nhân ngày 8-3, em xin gửi lời chúc đến các cô, các chị, các bạn, các em của Hoc24 có một ngày lễ vui vẻ, luôn mạnh khỏe, trẻ đẹp và thành công, chúc cho mọi người luôn đồng hành cùng Hoc24. Yêu mọi người rất nhiều <3

5 tháng 3 2021

Mỗi chúng ta chỉ có một người mẹ mà thôi, mẹ của chúng ta là người mẹ vĩ đại nhất, sẵn sàng hi sinh tất cả để cho chúng ta sự sống. Và tôi cũng thế, mẹ của tôi là người tuyệt vời nhất trên đời.

 

Có thể người ngoài nhìn vào và bật cười vì con làm quá chỉ giỏi viết trên mạng xã hội chứ ngoài đời chả dám nói chỉ giỏi nói suông. Nhưng con cũng mặc, điều con hạnh phúc hiện tại đó là mẹ vẫn còn bên cạnh con để con được nói lời cảm ơn mẹ. Vì đã sinh ra con vất vả nuôi con ăn học, mặc cho sức khỏe bản thân.

 

Chỉ tiếc rằng con phải xa nhà, xa mẹ chắc 8/3 này mẹ buồn lắm khi con không về cạnh mẹ được. Không nấu cho mẹ món ngon tự tay con nấu, không tặng cho mẹ được món quá nào ý nghĩa hay thậm chí chẳng phụ mẹ được việc nhà. Điều con có thể làm lúc này chỉ có thể là điện thoại cho mẹ một cuộc điện thoại ngắn ngủi. Tuy có buồn, có khóc nhưng con sẽ cố giấu đi không để mẹ phải buồn vì con đâu mẹ ạ. Chỉ cần con được nghe thấy tiếng mẹ cười, mẹ trò chuyện quan tâm con là đủ rồi.

 

Con trai của mẹ giờ đã lớn rồi, đã biết tự lo cho mình nhiều hơn, đôi khi còn vụng về chuyện nấu ăn nhưng mẹ đã nói: "chưa thử sao biết là không làm được hả con" Đôi lúc công việc bận biệu nhưng mẹ vẫn hay hỏi thăm con "cơm chưa có mệt không?". Tuy chỉ những câu hỏi đơn giản nhưng con hạnh phúc lắm mẹ à. Vì ít ra con còn có mẹ để sẻ chia, quan tâm và an ủi con lúc con mất phương hướng thì mẹ là người giúp con xác định lại được.

 

Con giờ đây không mong gì hơn là mẹ sẽ vẫn khỏe và sẽ ở bên con vậy là được. Để khi đi đâu xa con vẫn có một nơi gọi là nhà và được gặp mẹ kêu tiếng "mẹ ơi" với con vậy là đủ rồi bao cực khổ của mẹ giờ đây hãy để con thay mẹ, mẹ hãy an tâm mẹ nhé ! Con yêu mẹ nhiều mẹ của con.

 

Cảm ơn mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn cảm ơn mẹ vì mẹ luôn là người chịu nhiều vất vả vì chúng con cảm ơn mẹ vì mẹ là người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho chúng con và gia đình. 8/3 con không có gì hơn ngoài lời chúc cho mẹ luôn vui vẻ khoẻ mạnh, luôn là điểm tựa vững chắc cho chúng con người phụ nữa tuyệt vời nhất của đời con, cảm ơn mẹ vì tất cả.

4 tháng 6 2017

Trong bài thơ "Lượm" có mấy lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm?Cách gọi ấy thể hiện tình cảm gì của Tố Hữu với chú bé liên lạc nhỏ tuổi

** Trả lời :

- Trong bài thơ '' Lượm '' có 3 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm

1. Ra thế,
Lượm ơi!

=> Cách gọi thân mật như anh em, đồng chí chiến hữu trong một quân đội thời chiến của t.giả với chú bé liên lạc Lượm.

2. Thôi rồi, Lượm ơi!

=> Cách gọi thắm thiết, đau xót, nhấn mạnh được niềm xót xa tột cùng của Tố Hữu với người con nhỏ của quê hương.

3. Lượm ơi, còn không?

=> Cách gọi ấy như nhấn mạnh niềm nhớ nhung, nhấn mạnh được Lượm đã hy sinh nhưng tâm hồn, trái tim của Lượm vẫn còn mãi in dấu trên mảnh đất quê Việt của chúng ta

==> Qua những cách gọi trên, tác giả không chỉ coi Lượm như là một người chiến hữu chí tình luôn sát vai trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc mà còn là một người lính anh hùng nhỏ tuổi của nhân dân, thắp sáng cho thiếu nhi Việt Nam.. qua đó, tác giả cũng đã bày tỏ niềm yêu mến, tự hào về chú bé Lượm mà còn bày tỏ được niềm đau xót, nuối tiếc đau đớn vô bờ, quặn thắt từng hồi khi nghe tin Lượm - chú bé liên lạc dũng cảm đã hy sinh tất cả vì quê hương, đất nước.

4 tháng 6 2017

Trong bài thơ,có 3 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm:

-Ra thế

Lượm ơi!

-Thôi rồi,Lượm ơi

-Lượm ơi,còn không?

Cách gọi ấy thể hiện tình cảm của tác giả đối với Lượm:

-Câu thơ: Ra thế,

Lượm ơi!

Câu thơi được ngắt thành 2 dòng tạo ra 1 khoảng lặng giữa dòng thơ và 1 sự đột ngột đến bất ngờ,để diễn tả sự xúc động đến nghẹn ngào ,sững sờ,sự bất ngờ và đau xót của tác giả trước cái tên Lượm đã hi sinh.

-Câu thơ:thôi rồi,Lượm ơi!
Đây là cách nói giảm nói tránh để giảm đi nỗi đau buồn,thương tiếc khi Lượm hi sinh giữa làn mưa bom bão đạn của thực dân Pháp.

-Câu thơ:Lượm ơi ,còn không?

Được tách ra thành 1 dòng thơ riêng.Câu hỏi tu từ như không tin rằng Lượm đã hi sinh.Lượm vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm của nhà thơ đối với chú bé Lượm anh hùng ấy mà còn là câu thơ chuyển giao giữa hiện tại và tương lai,thực và mộng,giữa đau xót và niềm tin.

17 tháng 12 2019

Trước đây, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm và không biết chân trọng những gì đang có nên thường đòi hỏi những thứ đẹp đẽ và mắc tiền. Nhưng cũng nhờ người bạn thân nhất của tôi " Cái thùng rác" mà tôi học hỏi thêm đc rất nhiều điều bổ ích và lý thú.

Vào buổi sáng chủ nhật, cũng như thường lệ sau khi vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, tôi liền đi soi mói tất cả mọi đồ vật xem có cái nào không vừa mắt tôi ko để còn vứt ra bãi rác cạnh nhà. Vào đúng hôm ấy, tôi nhắm trúng cái thùng rác cũ, tôi liền dùng chân đá đi đá lại và có vẻ như cái thùng rác xấu xí, bẩn thỉu ấy như muốn khóc và trông có vẻ buồn buồn than cho thân phận của mình rằng: " Số tôi khổ quá, tôi đã làm gì để cậu sai để cậu phải ghét bỏ tôi đến vậy". Tôi cười khểnh nói : " Cậu ko làm gì sai cả chỉ là tôi thấy không vừa mắt nên thế thôi, có ý kiến gì không?". Cái thùng rác bé nhỏ ấy như đang run rẩy và sợ hãi trước thái độ lạnh nhạt của tôi và nói:" Tuy tôi chỉ là một cái thùng rác cũ vừa bẩn vừa xấu nhưng tôi vẫn còn dùng được sao cậu nỡ lòng làm vậy kia chứ". Với thái độ khinh rẻ tôi bảo: " Hừ đối với tôi thứ vô dụng mãi mãi chỉ là thứ vô dụng mà thôi".

Nghe thế cái thùng rác có vẻ buồn buồn nói: " Phận làm thùng rác như chúng tôi thấp cổ bé họng nào dám kêu oán ai, sau cái vẻ ngoài ấy, cậu nào biết chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu đắng cay. Tôi thân là cái thùng rác công việc của tôi là chứa đựng tất cả những thứ dơ bẩn mà con người các cậu vứt vào, mà cũng có dám ho hen gì đâu, sao cậu có thể đối sử với tôi như vậy?. Công việc của tôi tuy chả phải là việc làm cao cả gì đối với cậu nhưng chúng tôi lại giúp ích cho mọi người, làm môi trường trở nên xanh, sạch đẹp hơn nếu không có chúng tôi thì trái đất này sẽ như thế nào?.

Tôi nghe và chợt nhận ra nhiều điều, cũng kể từ đó tôi coi cái thùng rác như bạn bè, đối sử tử tế hơn với các đồ vật cũ . Và điều quan trọng nhất tôi học được là phải chân trọng mọi thứ.

8 tháng 5 2017

1.Bài học đường đời đầu tiên: Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà ko biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang họa vào thân.

Bức tranh của em gái tôi: Không nên có lòng đó kị ,ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

2. Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bừa bãi,bị ô nhiễm.Hậu quả lớn:thiên tai,lũ lụt ;ảnh hưởng đến sức khỏe,tính mạng của con người.Nên chúng ta cần phải bảo vệ chúng.Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

3. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam luôn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn , nhà thơ. Điều đó được thể hiện nổi bật trong các tác phẩm “Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi”, “ Cô Tô – Nguyễn Tuân”, “ Vượt thác – Võ Quảng ”. Tuy cả ba tác phẩm đều tả về cảnh vật nhưng ở mỗi bài , cảnh vật lại có những nét đặc sắc khác nhau . Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp hùng vĩ , rộng lớn, đầy sức sống hoang dã với hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện . Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát cùng sự ồn ào, tấp nập, đông vui của cuộc sống sinh hoạt con người . Ôi ! khung cảnh thiên nhiên trong “Sông nước Cà Mau” hiện lên thật sống động làm sao ! Nếu Đoàn Giỏi dành cho xứ sở này bao niềm yêu mến thể hiện trong từng câu, chữ thì Võ Quảng trong bài “ Vượt thác” lại cho ta cảm nhận về con người và nét đặc trưng của vùng sông nước miềm Trung. Tác giả viết về dải đất miền Trung trải theo hành trình ngược dòng sông Thu Bồn của nhân vật dượng Hương Thư đầy rẫy những hiểm nguy . Song thiên nhiên hai bên sông vẫn đẹp lạ lùng và có sức hấp dẫn , hình ảnh “ những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít” đã chứng minh điều đó. Một bức tranh đẹp của con người dũng mãnh, hào hùng trước thiên nhiên hiểm trở. Tạm biệt miền Trung đầy nắng, đầy gió, ta được cùng với nhà văn Nguyễn Tuân ngắm cảnh biển Cô Tô vào một buổi sáng đẹp trời.Đó là một buổi sáng thật trong trẻo, tươi sáng, huy hoàng của cảnh mặt trời mọc và sau khi cơn bão đi qua cùng với hoạt động khẩn trương , tấp nập, vừa vui vẻ, thanh bình của con người trên đảo. Biển Cô Tô thật tráng lệ! Qua ba văn bản này em càng hiểu được lý do vì sao dải đất cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng gánh trong tâm trí những người con xa xứ. Bởi Việt Nam trải dài Bắc - Trung - Nam với vẻ đẹp của cảnh sắc tuyệt vời của Vịnh Bắc Bộ, cảnh non nước hữu tình của miền Trung Bộ và cảnh sông nước bao la của miền Nam Bộ. Tất cả những điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp trù phú, rạng ngời của đất nước Việt Nam yêu dấu và đầy tự hào.

Mk có tra mạng đấy,bn thông cảm nha! Chúc bạn thi tốt!!!!!!!!

8 tháng 5 2017

ko sao bạn ạ. thank you