Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.
Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.
(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh
C. Thánh Gióng D. Cây bút thần
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Biểu cảm B. Nghị luận
C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?
A. Bủn rủn B. Binh lính
C. Đầy đủ D. Cuối cùng
Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh
B. Thể hiện sự thân thiện của con người
C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân
D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình
a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...
c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
Câu hỏi 1. Phân tích cảnh dán chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 dến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sông làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?
Hai câu thơ đầu chi có ý nghĩa thông tin, tác giả giới thiệu khái quát về làng què cùa mình, cách giới thiệu giản dị, tự nhiên :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách hiển nửa ngày sông.
Từ câu 3 trở đi là những câu thơ miêu tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến.
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu tiếp theo.
Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển : bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rở. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng đi thuyền đi đánh cá.
Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền : hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng, một vẻ đẹp hùng tráng của chuyến ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang.
Bốn câu thơ trên là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
Hai câu thơ sau miêu tả cánh buồm :
Cánh huồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió.
Câu hỏi 2. Phân tích các câu thơ sau :
Cánh buồm giương to như mảnh hổn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở câu này có hiêu quả nghệ thuật như thế nào?
trả lời:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được so sánh với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Đây là một sự so sánh độc đáo và bất ngờ. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng. Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. Cánh buồm còn được nhân cách hóa “Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. Cánh buồm cô vươn cao hơn, căng mình ra đón gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. Những người con làng chài tự hào vể cánh buồm, về làng quê thân yêu của mình.
- Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Câu thơ đầu là một câu tả thực làm nổi bật nét ngoại hình tiêu biểu của những người dân chài. Những ngư dân này hằng ngày lao động trên mặt biển, dưới cái nắng chói chang nên ai cũng có “làn da ngăm rám nắng”. Câu thơ thứ hai đầy sáng tạo, độc đáo và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của những người dân làng chài, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả với biển cả mặn mòi, khoáng đạt, đầy nghía tình. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.
Câu hỏi 3. Hày nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thùn hình vạm vỡ của những người dân chài...
Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thẩn, độc đáo như vậy.
Câu hỏi 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình ?
- Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo. Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động (Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng...), nhưng cũng có những câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm...).
- Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phẩn lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm. Hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là sự tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chùi què hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình (nhà thơ). Những câu thơ thấm đậm cảm xúc chủ quan của tác giả
Câu 1:
a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).
c. Lời kể rất tự nhiên
- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu
– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.
--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.
Câu 2:
a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.
- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).
- Những câu còn lại là kể.
c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.
- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...
- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.
Câu 4:
Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ cho em về nhà dì Ngân chơi. Nhà dì Ngân ở gần biển, chính vì thế em rất thích ngắm cảnh biển vào buổi sáng. Ở đó, không khí rất trong lành và cảnh biển mới đẹp làm sao!
Từ đằng xa, ông mặt trời đỏ rực dần dần nhô lên làm cho người ta có cảm giác mặt trời đi ngủ ở dưới biển chứ không phải ở trên trời hay sau những đám mây. Mặt biển nhuốm màu đỏ cam bởi ánh mặt trời và trở nên lóng lánh như một tấm thảm tuyệt đẹp. Từng con sóng rì rào xô vào bờ như một bản nhạc chào buổi sáng êm tai.
Phía đằng xa, mây tím nhạt dần. Trên cao là những lọn mây xanh đã thành hình rõ nét. Khi ông mặt trời nhô lên cao nữa, ban phát ánh sáng xuống tất cả, mọi vật càng trở nên sôi động hơn. Từng đàn chim hải âu chao liệng trên mặt biển thật thanh bình. Các thuyền đánh cá bắt đầu căng buồm ra khơi đánh cá. Tiếng trẻ con, tiếng người lớn làm xôn xao cả một vùng chài. Có những chiếc thuyền đánh cá ra khơi từ đêm hôm trước giờ đã về bến với những sọt cá đầy ắp, trắng phau phau.
Bức tranh biển cả vào buổi sáng thật đẹp và ấn tượng. Chính vì vậy mà đã hơn một năm trôi qua, em vẫn nhớ như in cảnh biển buổi sáng hôm đó. Em ước gì biển cả không bao giờ có bão hay sóng thần mà luôn thanh bình và giàu đẹp như thế.
Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".
– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".
– Đoạn 3: Còn lại.
Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.
Chẳng hạn:
– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …
– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …
– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …
Câu 3:
a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:
– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...
– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:
- Ngoại hình:
-
như pho tượng đồng đúc.
-
các bắp thịt cuồn cuộn.
-
hai hàm răng cắn chặt.
-
quai hàm bạnh ra.
- Hành động:
-
Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.
-
Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.
-
Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...
– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 4:
- Hai hình ảnh:
-
Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".
-
Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".
+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".
+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.
Câu 5:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
1.
Bố cục bài văn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò
- Đoạn 3: Phần còn lại.
Đáp án B
B) tự sự