K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2018

Tắt khi không sử dụng

20 tháng 9 2018

1. Tắt bếp sớm một chút

Theo Ủy ban Năng lượng California (Mỹ), bếp điện sẽ vẫn tỏa đủ nhiệt để nấu chín thức ăn nếu bạn tắt đi trước một vài phút. Tuy mẹo này có thể áp dụng cho hầu hết các món ăn nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như món ninh hay hầm nhừ.

2. Sử dụng quạt trần

Nếu bạn sống ở vùng nhiệt đới nắng quanh năm hay có mùa hè nóng bức, hãy sử dụng quạt trần để làm mát thay vì dựa hoàn toàn vào điều hòa nhiệt độ. Quạt trần có thể làm nhiệt độ trong phòng giảm đến 10 độ và chỉ tiêu tốn 10% điện năng so với điều hòa.

3. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện, tốt hơn hết bạn nên dùng đèn LED. Ngoài ra, bạn cũng không cần lo ngại về kích thước của đèn LED bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn có hình dáng và kích thước giống đèn sợi đốt.

4. Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện

Nếu các thành viên trong gia đình bạn không có thói quen tắt đèn khi không sử dụng thì thiết bị phát hiện chuyển động là một giải pháp phù hợp cho bạn. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ khi phát hiện ra chuyển động trong phòng thì đèn mới được bật lên. Bạn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng điện chuyên dụng và cách lắp đặt cũng vô cùng đơn giản. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sử dụng máy cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%.

5. Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện

Việc điều chỉnh độ sáng phù hợp giúp giảm công suất của bóng đèn và từ đó giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, một số thiết bị còn có thể được điều chỉnh thông qua ứng dụng đi kèm rất tiện lợi. Ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của đèn cho dù bạn đang ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ là hãy kiểm tra sự tương thích giữa bóng đèn và thiết bị này để tránh trường hợp không hoạt động như mong muốn.

6. Sử dụng công tắc thông minh

Thiết bị này cho phép người dùng dù ở bất cứ vị trí nào trong nhà cũng có thể dễ dàng tắt hay mở các thiết bị điện gia dụng mà không cần phải bước tới ổ điện để tháo phích cắm nhờ kết nối không dây với smartphone qua mạng Wi-Fi. Bên cạnh đó, bạn còn có thể lên lịch làm việc tự động cho nó ví dụ tự tắt thiết bị sau vài giờ và báo cáo về hiện trạng tiêu thụ điện cũng như ước tính số tiền sẽ phải trả trong tháng.

7. Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà

Công cụ này được thiết kế để giúp kiểm soát tốt hơn việc sử dụng điện trong gia đình bằng cách giám sát các thiết bị điện. Nó cũng giúp nhắc nhở người dùng về những nhiệm vụ trong nhà và thông báo cho họ khi quên tắt một thứ gì đó và cho biết các thiết bị đã đang dùng bao nhiêu điện. Ngoài ra, nó có thể phát hiện thiết bị ngốn năng lượng nhất trong nhà và ước tính tổng lượng điện năng mà chúng tiêu thụ.

8. Giặt rửa bằng nước lạnh

Nếu trời không quá lạnh, bạn có thể giặt giũ và rửa bát bằng nước thường thay vì nước nóng. Điều này có thể giúp tiết kiệm một khoản đáng kể mỗi năm trong hóa đơn tiền điện.

9. Giảm thiểu việc để thiết bị điện ở trạng thái chờ

Nhiều người cho rằng để thiết bị điện ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm điện hơn nhưng có một thực tế là điều này vẫn tiêu tốn năng lượng điện và có thể chiếm tới 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ của bạn. Chính vì lý do đó, nếu không cần sử dụng thiết bị trong thời gian dài, tốt hơn hết bạn nên tắt hẳn để tiết kiệm năng lượng.

10. Sử dụng máy rửa bát

Máy rửa bát sử dụng điện nhưng nó lại giúp tiết kiệm năng lượng, tiền bạc, nước và thời gian hơn so với việc rửa bằng tay. Theo Ủy ban Năng lượng California, sử dụng máy rửa bát giúp bạn tiết kiệm trung bình khoảng 5.000 lít nước và 230 giờ trong quỹ thời gian quý giá của bạn mỗi năm. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng chức năng sấy tự động, bạn có thể để bát đĩa khô tự nhiên để tiết kiệm điện.

11. Điều chỉnh chế độ tia nước của vòi hoa sen

Nếu bạn điều chỉnh sang chế độ tia nước nhỏ, chậm hơn và tắm trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút thì điều này sẽ giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nước sạch và tiền điện mỗi tháng.

1 tháng 10 2018

1. Tắt bếp sớm một chút

Theo Ủy ban Năng lượng California (Mỹ), bếp điện sẽ vẫn tỏa đủ nhiệt để nấu chín thức ăn nếu bạn tắt đi trước một vài phút. Tuy mẹo này có thể áp dụng cho hầu hết các món ăn nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như món ninh hay hầm nhừ.

 

2. Sử dụng quạt trần

Nếu bạn sống ở vùng nhiệt đới nắng quanh năm hay có mùa hè nóng bức, hãy sử dụng quạt trần để làm mát thay vì dựa hoàn toàn vào điều hòa nhiệt độ. Quạt trần có thể làm nhiệt độ trong phòng giảm đến 10 độ và chỉ tiêu tốn 10% điện năng so với điều hòa.

3. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện, tốt hơn hết bạn nên dùng đèn LED. Ngoài ra, bạn cũng không cần lo ngại về kích thước của đèn LED bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn có hình dáng và kích thước giống đèn sợi đốt.

 

4. Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện

Nếu các thành viên trong gia đình bạn không có thói quen tắt đèn khi không sử dụng thì thiết bị phát hiện chuyển động là một giải pháp phù hợp cho bạn. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ khi phát hiện ra chuyển động trong phòng thì đèn mới được bật lên. Bạn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng điện chuyên dụng và cách lắp đặt cũng vô cùng đơn giản. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sử dụng máy cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%

17 tháng 9 2023

mẹ em hiền như cô tấm bước ra từ trong truyện

17 tháng 9 2023

chị em hát hay như ca sĩ

TL
26 tháng 1 2021

 

Ông nội yêu quý của cháu!

 

Cháu là Bi – cháu trai bé nhỏ nghịch ngợm của ông đây ạ.

 

Không giống mọi năm, năm qua cháu được về thăm ông bà đúng một lần bởi đại dịch Covid-19 hoành hành. Mặc dù thông qua công nghệ hiện đại, cháu vẫn nhìn thấy ông hằng ngày qua trò chuyện trực tuyến nhưng điều đó không khiến cháu bớt nhớ khuôn mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm của ông.

 

Cháu thích mê được về quê để được ông đưa đi chơi, đi thả diều, đi đào giun câu cá hay khám phá ti tỉ thứ cây trong vườn. Thế nhưng, dù vậy, anh em cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thường xuyên như trước bởi đại dịch Covid-19 đang reo rắc nguy hiểm khắp nơi.

 

Dịch bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân thế giới trong suốt năm 2020 bởi khả năng lây lan chóng mặt, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nước ta cũng đã có hơn 1000 người nhiễm phải Covid-19, nhưng thật may là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy mà cuộc sống của chúng ta cơ bản vẫn ổn định và an toàn.

 

Điều tuyệt vời hơn nữa là Việt Nam chúng ta còn tự mình điều chế được vắc-xin Covid-19 và đang trong giai đoạn tiêm thử nghiệm trên người. Cháu hy vọng loại vắc-xin này sẽ góp phần to lớn vào việc đẩy lùi tiến tới chấm dứt đại dịch.

 

Mấy hôm nay cháu nghe bố mẹ nói ông bị ốm mệt nên cháu rất lo lắng, chỉ muốn về quê thăm ông ngay lập tức. Cháu rất thương ông nhưng cháu đang cố gắng tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của ngành y tế rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Cháu vẫn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên khi đi học và nhắc nhở em gái cũng làm như thế. Tất cả chúng ta cần đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì mới tăng cơ hội chiến thắng dịch bệnh phải không ông?

 

Vậy nên ở nơi quê nhà, cháu mong ông chịu khó ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn để mau khỏi ốm. Việc giữ gìn sức khỏe đặc biệt quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh đấy ông ạ.

 

Cháu hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ lắng xuống để cháu được về với ông trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ông sẽ cho cháu đi mua cành đào rực rỡ và dạy cháu cách gói bánh chưng nữa nhé!

 

Cháu trai yêu quý của ông

15 tháng 2 2021

cái này thì mik có 1 chút khó khăn  đó nhahehe

4 tháng 4 2022

Mọi người trong gia đình em không hay sử dụng bao bì nilong. Mà thay vào đó là sử dụng những chiếc túi giấy, túi handmade thân thiện với môi trường. Em sẽ nhắc nhở khi có thành viên nào đó trong nhà sử dụng bao nilong khi không cần thiết, tự làm cho bản thân và gia đình những chiếc túi handmade.

4 tháng 4 2022

Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau - túi ni-lông; Mua sách, vở - túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men - túi ni-lông... Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông.

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
hihi

1.Chi tiêu trong gia đình là: các chi phí để đáp ứng như cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ .

2.Những khoản chi tiêu của gia đình là :

- Chi tiêu các nhu cầu vật chất : như ăn,mặc, ở, đi lại
- Chi tiêu cho các nhu cầu văn hoá tinh thần : học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan 
- Chi tiêu cho các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn so với nông thôn.

3.Mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn khác nhau: Chi tiêu của các hộ gia đình trong thành phố lớn hơn so với ở nông thôn.
4. Để cân đối thu,chi trong gia đình cần:

+ Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chi tiêu

+ Chi tiêu khi cần thiết

+ Chi tiêu cần phải phù hợp với khả năng thu nhập.

Chúc bn học tốt !

10 tháng 6 2018

Gia đình chính là một tế bào,là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

10 tháng 6 2018

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Gia đình là tế bào của xã hội". Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…

đó phần mik gạch chân là câu trần thuật đơn có từ : là "

hok tốt

23 tháng 11 2018

tiết kiệm chi tiêu trong gia đình là tiết kiệm khoảng chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên từ nguồn thu nhập của họ.

+tiết kiệm tiền của

+tiếp kiệm công sức

+tiết kiệm nước

+.....

23 tháng 11 2018

Tiết kiệm chi tiêu trong gia đinh là biết sử dụng tiền và chi tiêu hợp lí

Vd: ko mua đồ mới khi đồ cũ còn sử dung dc, ko phung phí

Đó bn :V

27 tháng 3 2022

Tham khảo
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã biết vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã được hình thành từ rất lâu đời. Họ vừa làm đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, đảm đang quán xuyến tất cả những việc nội trợ trong gia đình và sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ để giữ gìn mái ấm của chính họ. Điển hình như Bà Trưng Trắc là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm nhưng đã vì sự an nguy của chồng mà xông pha ra trận giết giặc…Cho đến một người phụ nữ xấu xí như Thị Nở cũng biết nấu “bát cháo hành” chăm sóc Chí Phèo lúc bị bệnh, đánh thức lòng trắc ẩn trong Chí Phèo khiến cho một người suốt ngày chỉ biết “rạch mặt và ăn vạ” cũng phải hoàn lương. Điều đó cho ta thấy được vai trò người phụ nữ trong gia đình là hết sức quan trọng, nhưng có lẽ phẩm chất làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ đã được lưu truyền từ rất lâu đời nên trong mỗi chúng ta ngày nay đều cảm thấy rất đỗi bình thường khi nhận được sự chăm sóc từ mẹ mà quên đi vai trò thiêng liêng ấy.

Ngay đến chính bản thân tôi từ thuở nhỏ cũng đã ngộ nhận điều đó. Lúc còn thơ dại, mỗi khi nhận được những cử chỉ quan tâm chăm sóc từ mẹ, tôi chỉ nghĩ đây là trách nhiệm của mẹ đối với tôi. Lớn lên một chút, khi đã có những cách suy nghĩ của riêng của chính mình. Tôi luôn bất đồng ý kiến với mẹ trong mọi vấn đề mà chúng tôi thảo luận và nghĩ rằng mẹ hoàn toàn không hiểu tôi. Với lý lẽ đó, tôi thản nhiên đổ tất cả lỗi cho người đã sinh thành ra tôi thay vì đứng ở vị trí của mẹ để hiểu được là mẹ làm tất cả những điều đó vì mẹ quan tâm tôi không muốn tôi lầm đường lỡ bước, bị vấp ngã trước những sóng gió của cuộc đời. Thời gian tôi ở bên mẹ thấm thoát trôi qua, những xung đột, những trách cứ, giận hờn cứ diễn ra và cũng như mọi lần tôi không bao giờ cảm thấy mình là người có lỗi. Ở bên tôi, mẹ luôn nói “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” lúc đó tôi nghĩ câu đó thật không đúng chút nào, vì tôi đã lớn rồi, đã có cách suy nghĩ riêng, tôi đâu còn là một đứa trẻ ngây ngô chưa biết gì nên tôi hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói ấy. Cho đến khi tôi lập gia đình, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ gia đình nhỏ của chính mình đã được hình thành trong tôi. Khi lần đầu tiên mang sinh linh bé nhỏ trong bụng, tôi có cảm giác thật khó tả, tôi cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người tôi đang nuôi lớn dần hình hài bé bỏng ấy. Chính lúc đó tôi mới biết được tình mẫu tử thiêng liêng là như thế nào và những lúc như thế tôi lại càng nghĩ đến mẹ nhiều hơn. Chăm sóc một đứa con nhỏ hoàn toàn không dễ chút nào,đặc biệt là đối với người lần đầu làm mẹ như tôi. Mỗi khi con tôi bệnh thì tôi cũng đứng ngồi không yên, lo đến mất ăn mất ngủ. Tuy vai trò của người mẹ đối với tôi vất vả là thế, nhưng khi nhìn thấy con tôi ngày một khôn lớn, khỏe mạnh thì mọi sự vất vả đều tan biến. Thế nhưng, con tôi ngày càng lớn khôn thì mâu thuẫn hai mẹ con tôi thường xuyên xảy ra vì con tôi luôn có cách nghĩ của riêng nó. Những lúc như vậy tôi cảm thấy giận lắm, đau lòng lắm và trách rằng “Tại sao con tôi đã không đứng ở vị trí của mẹ nó để hiểu rằng mẹ nó làm như vậy là quan tâm đến nó thôi”. Khi nghĩ đến điều đó, bỗng nhiên khóe mắt tôi cay cay, những giọt nước mắt cứ thi nhau lăn dài trên má, và tôi đã khóc…khóc rất nhiều…tôi khóc không phải vì con tôi không chịu hiểu cho tôi mà tôi khóc vì tôi cảm thấy hối hận khi nghĩ đến mẹ tôi. Bây giờ tôi mới biết tâm trạng của mẹ thế nào mỗi khi tôi cãi lời mẹ và luôn cho mình là đúng. Tôi thấy mình đã sai, sai rất nhiều… nhưng tôi luôn biết rằng mẹ vẫn luôn tha thứ cho đứa con thơ dại này vì bây giờ trong thâm tâm tôi cũng đang tha thứ cho lỗi lầm của con tôi. Những lúc như vậy tôi lại cười và nói với con tôi rằng “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” tôi lại nhận được cái nhìn đầy bất ngờ của con tôi. Đương nhiên tôi biết chắc rằng con tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu đúng nghĩa của câu nói ấy cho đến khi bản thân nó ở vai trò vị trí như tôi.
Bây giờ tôi mới hiểu vai trò của mẹ, người phụ nữ trong gia đình là thiêng liêng, quan trọng như thế nào. Nó không đơn thuần là công việc chăm sóc con cái, chăm lo cho gia đình hằng ngày mà nó còn chứa đựng cả tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của của một người vợ đối với chồng. Chính vì những thứ tình cảm đó đã làm mẹ tôi,cho tôi hay nói đúng hơn là cho những người phụ nữ khác trong gia đình có đủ nghị lực để chấp nhận hy sinh tất cả để bảo vệ tổ ấm của họ.