Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?
Nguyên nhân
- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột
Triệu chứng
- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.
- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.
- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.
- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.
Đường lây
- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác
Hậu quả
- Gây giảm thị lực và đau mắt và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.
Cách phòng chống
- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.
- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.
Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?
Nguyên nhân
- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột
Triệu chứng
- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.
- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.
- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.
- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.
Đường lây
- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác
Hậu quả
- Gây giảm thị lực và đau mắt và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.
Cách phòng chống
- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.
- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.
-Thoái hoá khớp: tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn -Triệu chứng: Đau khớp, cứng khớp, khớp biến dạng, hạn chế hoạt động -Nguyên nhân: tuổi già, di truyền, bíeo , có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao... - Cách chữa trị: Trị liệu vật lý, tập luyện, dùng thuốc, phẫu thuật
tham khảo
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa
3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.
nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém
Cách phòng chống :
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.
Nguyên nhân của bệnh sỏi thận:
- Uống ít nước
- Ăn quá mặn hoặc ăn nhiều dầu mỡ
- Thường xuyên nhịn tiểu lâu
- Chế độ ăn uống chưa hợp lí
Cách phòng chống bệnh sỏi thận:
- Tuyệt đối không nhịn tiểu
- Uống nước đầy đủ
- Không ăn quá mặn hoặc ăn nhiều dầu mỡ
- Chế độ ăn uống hợp lí
- Bổ sung canxi đầy đủ
- Tập thể dục thường xuyên
Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-soi-than-la-gi-va-cach-phong-tranh/
1. Nguyên nhân sỏi thận thường gặp
Nước tiểu chứa nhiều chất khoáng và muối hòa tan. Hàm lượng các chất này tăng cao sẽ kết tinh tạo thành sỏi. Ban đầu sỏi thận có thể chỉ rất nhỏ nhưng càng về sau càng to, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
1.2. Lượng nước tiểu thấp – nguyên nhân sỏi thận chính1.2. Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân sỏi thận cần lưu ý1.3. Một số bệnh lý :Một số bệnh lý đường ruột gây tiêu chảy như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng… cũng nằm trong nhóm nguyên nhân sỏi thận. Cụ thể là tiêu chảy gây mất nước khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể của bạn đồng thời có thể hấp thu quá nhiều oxalat, dẫn tới nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau có thể tạo thành sỏi canxi oxalat.1.4. Béo phì1.5. Thuốc1.6. Tiền sử gia đình
2. Cách phòng tránh sỏi thận cần biết
– Uống nhiều nước: trung bình 3 lít nước/ngày là mức được khuyến nghị cho người trưởng thành nhằm phòng tránh sỏi thận. Nước ở đây là nước lọc, hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc…Với các trường hợp làm việc nặng, sống trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước để bù lại.Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để phòng chống sỏi thận.
– Ăn nhạt: cắt giảm lượng muối tiêu thụ y bằng cách chọn các phương pháp chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào, kho… Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… vì chúng thường chứa nhiều muối.
– Ăn nhiều rau, quả, trái cây: kali, chất xơ, magiê, chất chống oxy hóa, phytate và citrate trong các loại rau quả sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
– Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat: để giảm lượng tiêu thụ oxalat nên tránh ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, lạc cũng như các loại đậu. Sô cô la, cacao, trà cũng là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.
– Hạn chế thịt động vật: để giảm bớt lượng axit trong cơ thể dễ tạo thành sỏi, bạn nên cắt giảm bớt khẩu phần các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.
Chúc em học tốt !
Tham khảo:
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
-Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
-Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
-Do chấn thương ở vùng lưngCác bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
-Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
-Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
-Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
-Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
-Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
-Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Refer
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm
Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương. Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
Câu 3
Ý 1
- Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao vì vậy kích thích tế bào β nên tiết hoocmon insulin nên phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ \(\Rightarrow\)đường trong máu giảm xuống.
- Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm \(\Rightarrow\) kích thích tế bào α \(\Rightarrow\)tiết hoocmon glucagon \(\Rightarrow\) chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose \(\Rightarrow\)đường trong máu tăng lên.
\(\Rightarrow\)Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Ý 2
- Ở nữ thì là hormone estrogen.
- Ở nam thì là Testosterone .
Ý 3
*Hormone estrogen
- Làm tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung. Nó làm tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.
- Giúp kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp.
* Testosterone
- Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương
Sự giống và khác nhau về các đặc điểm dậy thì của nam và nữ
Bài làm :
Sự giống và khác nhau về các đặc điểm dậy thì của nam và nữ
Giống:
Trứng cá: Là sản phẩm của các tuyến chất nhờn bên dưới da. Khi bạn dậy thì, các tuyến này hoạt động mạnh, việc đào thải qua da mạnh hơn. Bã nhờn nếu không thoát mà nằm lại ở lỗ chân lông thì dần dần tích lại thành một cục nhỏ màu trăng trắng vàng vàng dưới da, đó chính là trứng cá. Thường thì ngoài 20 tuổi trứng cá sẽ giảm dần và có thể hết hẳn. Thông thường trứng cá không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu thường xuyên bị nhiều nốt trứng cá bọc, to, có mủ, hoặc để lại sẹo xấu, bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.
Mùi cơ thể: Khi dậy thì, các tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, chất tiết ra thay đổi khiến cơ thể nhiều bạn có mùi khác đi, rõ nhất là mùi ở nách và cơ quan sinh dục. Mùi cơ thể mỗi người mỗi khác, có người thính mũi coi nó là một đặc điểm nhận dạng, là sự hấp dẫn riêng. Nhưng nhiều bạn khó chịu vì nách có mùi hôi. Thực ra mồ hôi mới ra khỏi cơ thể không hôi, nhưng sau đó bị vi khuẩn phân huỷ nên có mùi, có người hôi có người không.
Khác:
Dậy thì ở con gái:
Vóc dáng cơ thể: Từ một em gái nhỏ, cơ thể bạn bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ. Trong vài năm trước khi có hành kinh, chiều cao bạn tăng lên khá nhiều. Mông tự nhiên nở to ra, mô mỡ dưới da dày lên làm cơ thể bạn mềm mại và giàu nữ tính.
Vú phát triển: Tuyến vú phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn. Dấu hiệu phát triển đầu tiên thường là quầng vú (vùng sẫm quanh núm vú). Núm vú to ra tương ứng với một quầng sắc tố bao quanh. Sau đó là bầu vú nhú lên, vú lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, vú bạn có thể ngứa hoặc hơi đau tức một chút.
Mọc lông: Cơ thể bạn gái bắt đầu xuất hiện nhiều lông, cơ bản là lông mu xung quanh cơ quan sinh dục. Lúc đầu chỉ lơ thơ mấy sợi, sau nhiều hơn, có thể quăn. Tiếp đến mọc lông nách.
Cơ quan sinh dục phát triển: Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận môi lớn và môi bé, âm vật... của cơ quan sinh dục ngoài cũng phát triển to và dày lên, màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong bộ phận sinh dục nữ ở tuổi dậy thì cũng diễn ra những biến đổi lớn mà mắt ta không nhìn thấy được như âm đạo, tử cung đều lớn lên. Hai buồng trứng bắt đầu chức năng tiết hormon sinh dục nữ và phóng noãn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ cùng với một lượng máu ra theo mà người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Đó chính là dấu hiệu đánh dấu dậy thì thực sự. Từ đây, người con gái bắt đầu có khả năng thụ thai và sinh con.
Tuổi dậy thì ở con trai:
Vóc dáng cơ thể: Từ dáng hình một cậu bé, cơ thể bạn có nhiều đổi thay. Chiều cao tăng lên đáng kể, vai nở ra, bụng và mông thon lại, cơ bắp to lên trông thấy, dần dần bạn sẽ có dáng vóc của một chàng trai.
Lông và râu: Lông mu thường bắt đầu mọc trước tiên. Ban đầu, quanh cơ quan sinh dục xuất hiện vài ba sợi, sau nhiều thêm, quăn hơn. Có người chỉ có một dúm lông nhỏ, nhưng cũng có người lông dày và mọc cả lên phía bụng và xuống đùi, hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng mọc lông nách, lông chân, thậm chí cả lông ngực. Ria và râu thường mọc sau lông mu khoảng 1-2 năm.
Nổi cục yết hầu: Cục yết hầu là sụn tuyến giáp. Hormon nam ở tuổi dậy thì khiến bộ phận này thay đổi, do vậy, bạn thấy cục yết hầu nhô to ra.
Vỡ giọng: Giọng các em bé trai và giọng người lớn khác hẳn nhau. Chính thời gian dậy thì là khi giọng chuyển. Thanh quản rộng ra, dây thanh đới dày lên và dài ra. Giọng bạn trầm xuống. Việc chuyển giọng có thể đột ngột, có thể dần dần. Thường ta ít để ý quá trình đó, nhưng có một số bạn phải bối rối vì biến cố “vỡ giọng”, nhưng đây chỉ là một hiện tượng nhất thời thôi, sau đó bạn sẽ có được “chất giọng ấm áp của đàn ông”.
Cơ quan sinh dục phát triển: Lúc dậy thì là cơ quan sinh dục phát triển nhiều nhất. Bao tinh hoàn (bìu) to ra, sậm màu hơn, hai tinh hoàn cũng lớn lên theo. Nhưng quan trọng nhất là chuyện mộng tinh. Cậu bé ngủ say thấy mộng mị ngọt ngào rồi xuất tinh cả ra quần rất xấu hổ để lại những ấn tượng kỳ lạ đầu tiên trong đời. Hiện tượng này chứng tỏ bộ phận sinh dục của cậu bé hoạt động bình thường. Các hormon đã vào việc, tinh trùng bắt đầu được sản xuất. Dương vật dài ra, to ra, có độ cứng lớn khi bị kích thích cơ học bằng tay (thủ dâm). Ngược lại, nếu trong suốt những năm tuổi dậy thì không một lần mộng tinh, dương vật không phản ứng linh hoạt và mạnh mẽ thì sự phát triển tính dục không bình thường.
Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì
Đối với trẻ trai: Các hormone này di chuyển qua máu và phát tín hiệu đến tinh hoàn (2 tuyến có hình dạng quả trứng, nằm trong bìu, ở gốc dương vật) để sản sinh testosterone và tinh trùng. Testosterone là hormone gây ra hầu hết các thay đổi trong cơ thể của trẻ trai ở giai đoạn tuổi dậy thì như bể giọng, mọc lông và râu, cơ thể săn chắc hơn, cơ quan sinh dục phát triển và sx tinh trùng
Đối với trẻ gái
FSH và LH tác động đến hai buồng trứng (2 tuyến nhỏ nằm trong khung xương chậu), nơi trứng đã có từ khi mới ra đời. Các hormone này kích thích sản sinh các hormone giới tính của buồng trứng là estrogen và progesterone, bắt đầu thay đổi cơ thể của trẻ gái, như: phát triển ngực, hông và đùi, lông vùng kín và lông nách phát triển, buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt. Những đặc điểm này làm cho cơ thể trẻ gái trưởng thành và chuẩn bị cho việc mang thai. Trong giai đoạn dậy thì, các hormone cũng góp phần làm xuất hiện mụn và mùi cơ thể
Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì
+Làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ quan sinh dục nam và đặc tính sinh dục thứ yếu.
+Đối kháng với oestrogen.
+Làm tăng tổng hợp protein, phát triển xương, làm cho cơ thể phát triển nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra). Sau đó sụn nối bị cốt hóa.
+Kích thích tạo hồng cầu, làm tăng tổng hợp heme và globin.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh tiểu đường
Nguyên nhân:
– Đối với bệnh tiểu đường loại 1 thì nguyên nhân chính gây bệnh là do tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
– Đối với bệnh tiểu đường loại 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
– Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường loại 2
Triệu chứng:
– Ở bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: chuột rút, táo bón, mắt mờ, nhiễm trùng da tái diễn.
– Ở bệnh tiểu đường loại 2 các triệu chứng rất khó và hầu như không được nhận ra trong nhiều năm đầu mắc bệnh, nó chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến chứng như: loét chân hoặc mắt nhìn mờ…
Phòng chống:
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo… là cách phòng bệnh tiểu đường cho bạn.
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
-Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên không những rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn phòng bệnh tiểu đường
chúc bạn học tốt