Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khi đặt một hộp bút lên tay, ta cảm thấy nặng, chứng tỏ hộp bút đã tác dụng lực lên tay ta.
- Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Để biểu diễn (vẽ) lực, ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực như sau:
+ Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
+ Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Sự khác biệt về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2 đó là:
- Lực tác dụng ở hình 38.1a là lực tiếp xúc: Tay cô gái gây ra lực có sự tiếp xúc với quả nặng chịu tác dụng của lực.
- Lực tác dụng ở hình 38.2 là lực không tiếp xúc: Nam châm gây ra lực không tiếp xúc với viên bi sắt chịu tác dụng của lực.
- Hình 38.2, viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do nam châm đã tác dụng lực hút lên viên bi sắt.
- Hình 38.2: Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, hút miếng sắt về phía mình.
+ Vật gây ra lực: Nam châm.
+ Vật chịu tác dụng của lực: Viên bi sắt.
- Hình 37.2: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo.
+ Vật gây ra lực: Trái Đất.
+ Vật chịu tác dụng của lực: Quả táo.
- Các vật trên không tiếp xúc với nhau.
A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Vì: Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.
- Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.
- Ví dụ:
+ Cầu thủ đá vào quả bóng đứng yên làm quả bóng biến dạng đồng thời quả bóng biến đổi chuyển động
+ Hình a: Lực hút của nam châm tác dụng lên ghim sắt.
+ Hình b: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả bóng.
+ Hình c: Lực đẩy của gió tác dụng lên cánh buồm.
+ Hình d: Lực đẩy của mặt vợt tác dụng lên quả bóng.
Hình a là lực không tiếp sức
Hình b là lực không tiếp sức
Hình c là lực tiếp sức
Hình d là lực tiếp sức