K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2016

Có những hoài bão, có những khát vọng mà ta sẽ chẳng bao giờ thực hiện được trong thế giới thực tại. Có lẽ, nó chỉ tồn tại trong giấc mơ có phép màu kì diệu, có nàng tiên, ông bụt, thánh thiện và hiền lành. Nhưng cũng chính giấc mơ đó sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta thực hiện được khao khát của mình, dù chỉ là một phần nhỏ nhoi...

Bị choáng ngợp bởi một quầng ánh sáng và âm thanh kì lạ, tôi dụi mắt tỉnh dậy. Cả căn phòng được bao trùm bởi màu vàng ấm áp và sáng lấp loáng. Một cô bé rất xinh, cỡ trạc tuổi tôi, mắt cô có màu xanh và mái tóc vàng óng ả thắt nơ thật gọn gàng. Cô bé nói một câu bằng tiếng Việt, rất sành sỏi:

- Hãy đi với tôi, tôi sẽ dẫn bạn đến một nơi thật đẹp, rời xa cái thế giới đầy mâu thuẫn và bất công này !

Tôi ngây người ra, chưa hết bàng hoàng cô bé lại nói tiếp:

- Hãy nhắm mắt lại, bạn có nghe thấy tiếng gió vi vu không? Có nghe thấy tiếng hát êm dịu, bay bổng không? Đấy. Đó chính là thế giới của chúng ta. Tôi làm theo lời cô bé, dần dần khép hai mi mắt lại. Toàn thân tôi nhẹ hẫng rồi từ từ bay lên giữa không trung. Tiếng piano nhẹ nhàng hòa quyện cùng tiếng violon réo rắt dẫn tôi đến “xử sở thần tiên”.

- Chúng ta đang bay sao? – tôi hỏi.

- Đúng vậy, chỉ một lát nữa thôi là sẽ đến, đừng mở mắt ra cho đến khi tôi bảo bạn.

“Không biết thế giới bạn đó đưa mình tới sẽ như thế nào nhỉ?” – tôi nghĩ thầm. Một nỗi sợ hãi vô hình bao trùm cả thân xác. “Nhưng nếu thế giới đó đẹp như bạn ấy nói thì không có gì đáng phải lo”. Thường ngày, tôi luôn khao khát sẽ được đi chu du ở “xứ sở thần tiên” ,sẽ không phải đối mặt với những bài kiểm tra “khó xơi” và những con điểm kém. Bây giờ, tôi đã thực hiện được, thật là một hạnh phúc khó có thể diễn tả, tôi cười khoan khoái và có phần đắc thắng : “Thật là tội nghiệp cho các bạn của mình!”.

- Tới nơi rồi bạn ơi – tiếng nói của cô bạn kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ.

Tôi từ từ mở mắt ra, chói mắt vì một luồng ánh sáng mạnh. Rồi tâm trạng tôi chuyển từ ngạc nhiên, sửng sốt đến vui mừng, hạnh phúc. Tôi nhảy cẫng lên! Một thế giới được bao trùm bởi toàn màu xanh. Những thân cây trơ trụi vì bị chặt, những dòng sông đen xì vì ô nhiễm ở thế giới thực đã được thay bằng những chiếc là xanh mơn mởn hay dòng nước xanh ngăt, mát rượi. Bầu trời dường như trong và cao hơn. Không một chút rác hay vết ố bẩn trên đường phố, tất cả đều sạch sẽ đến từng mi-li-mét.

- Xin tự giới thiệu, mình tên là Mia, đến từ nước Mỹ xinh đẹp, rất vui khi được làm quen với bạn! – cô bạn khi nãy nói.

(Vì sung sướng quá nên tôi quên bén là phải hỏi tên bạn ấy).

- Mình cũng rất vui, mình là Khuyên, đến từ Việt Nam nhỏ bé những cũng rất đáng tự hào – tôi đáp lại.

- À, mà sao bạn nói tiếng Việt rành thế !

- Để mình nói cho bạn điều đặc biệt ở thế giới này!. Ở đây, tất cà các dân tộc trên thế giới, dù da đen, da trắng hay da màu đều nói chung một thứ tiếng, tiếng Việt, sẽ không còn rào cản ngôn ngữ, hay bất kì điều gì khác, có thể ngăn cách chúng ta được nữa. Còn nữa, ở đây, chugns ta sẽ không bị áp lực bài vở nhiều như chúng ta đã từng. Chúng ta cũng phải học chứ, nhưng ít thôi! Thời gian còn lại sẽ dành cho việc vui chơi , giải trí và các hoạt động xã hội. Chúng ta sẽ được tự do làm những gì mình muốn mà không có sự can thiệp của bố mẹ. Thế lực của đồng tiền sẽ không còn nữa, không có người giàu, kẻ nghèo. Mọi người sẽ bình đẳng với nhau. Và điều đặc biệt cuối cùng là chúng ta sẽ trẻ mãi, không bao giờ già!

- Ồ thế ư! Đây là những điều mình đã mơ ước bấy lâu nay. Mình tưởng những điều đó chỉ là viễn vông, hoang đường thôi chứ! May mà có bạn...

- Ôi dào , chúng ta đáng được như thế mà. Thôi lại kia chơi đùa cùng các bạn đi! Kia là Mulam đến từ Nam Phi, kia là Shinwa từ Trung Quốc, còn đó là Hoa, cũng là người Việt Nam như bạn...

"Đây là đài phát thanh truyền hình..."

Tiếng loa của đài truyền vang lên, đã sáu giờ, đến giờ phải đi học rồi! Tôi choàng tỉnh dậy, thì ra đó chỉ là giấc mơ, tôi cảm thấy có gì đó hơi tiếc nuối. Nhưng dù sao, đó cũng là một giấc mơ đẹp, tuyệt đẹp, vì nó đã giúp tôi thực hiện được niềm hoài bão của mình, dù có hão huyền hay viễn vông, thì nó cũng giúp tôi thực sự hạnh phúc!

3 tháng 10 2016

Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen…

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán.

Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.

Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chết thảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Hình ảnh bà hiện lên trong những phút cuối cùng của em bé không hẳn là ảo ảnh mà chính là sự thực đã được nhìn qua tâm hồn thánh thiện của em. Bà em hiện ra với nụ cười như ban cho em diễm phúc được sống lại quãng đời ấm áp đầy tình thương thuở trước. Tiếng reo của em khi gặp lại bà cũng những lời cầu xin ngây thơ là tiếng nói cuối cùng của một người sắp giã từ trần thế. Em được sống với niềm vui trọn vẹn của riêng mình nhưng chúng ta có lẽ khó ai cầm được dòng nước mắt: “Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”.

Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được sự thực về cuộc đời nghiệt ngã và bất công mà em đang hứng chịu. Điều em cần chính là tình thương thật sự trong một thế giới bao dung và nhân hậu. Bởi thế, cái chết đối với em không còn là một điều đáng sợ. Em được về với bà, đến một thế giới khác “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Nhà văn đã để chính đôi tay bé nhỏ của em thắp lên Ánh sáng – “diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày” – để em được thấy bà em “to lớn và đẹp lão” đến đón em cùng bay vào thế giới ước mơ trong ánh sáng huy hoàng xua hết tối tăm đè nặng cuộc đời em.

Câu chuyện kết thúc. Ngày mới lại bắt đầu, “mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”. Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Không ai được biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, chỉ duy nhất một người chứng kiến được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”, đó chính là nhà văn. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người.

4 tháng 12 2018

Bn nào gọi Văn thì giúp vs ak!  Mk rất ngu Văn nên nhờ các bn giúp !

4 tháng 12 2018

ai học lớp 7 thì cho

20 tháng 6 2023

Gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống trong một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng niu trân trọng bằng cả trái tim. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống, tình cảm gia đình là mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa những người ruột thịt có quan hệ về huyết thống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Có gia đình là có hạnh phúc và thật bất hạnh cho những ai không có được một gia đình. Có những em bé chỉ mong ước trong đời được ấp ủ trong vòng tay mẹ cha, có những người không hề có được một gia đình trọn vẹn. Trong khi đó lại có những kẻ có gia đình mà không biết trân quý, thờ ơ, lạnh lùng với chính tổ ấm của mình để rồi sau này mất đi mới cảm thấy hối hận. Vì vậy, chúng ta, những người may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trọn vẹn, hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc, hãy biết quý trọng người thân và biết bồi đắp tình thương gia đình.

Trong cuộc đời này ai cũng có 1 kỉ niệm , 1 tuổi thơ ngot ngào đậm đà. Những cảm xúc ấy có 1 sự mối quan hệ gắ kết những cảm xúc của em trong Bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh. Một sự nhớ nhung , những chú gà mái tơ , lông vàng ánh mịn cứ đung đưa mãi trong trí óc, những hồi ức về người bà yêu thương , thân thuộc của người lính. Người bà mắng yêu thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu khi sợ bị lang mặt chạy về nhà của người lính . Thời chiến tranh quần áo không được quần áo mới , người chiến sĩ phàn nàn , buồn nản với những chiếc quần áo . Khi mùa đông đến , những chú gà tội nghiệp sợ toi được thể hiên lại trong tâm trí của người lính. Người lính đành liều thân mình vì tổ quốc vì đất nước, vì quê hương , xóm làng và quan trọng nhất là cũng vì bà . Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp.  Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

3 tháng 3 2022

Trong bài thơ viết về tuổi thơ tươi đẹp của người lính trong trang thơ Xuân Quỳnh qua Tiếng gà trưa, hình ảnh người lính cùng giấc mơ tuổi thơ “giấc ngủ hồng sắc trứng” để lại trong ta muôn vàn ấn tượng. Đó là một giấc ngủ đẹp gắn liền với bao mong ước tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng. Trong những năm tháng khó khăn, bà đem trứng bán để cháu có manh áo mới. Có lẽ, giấc ngủ với sắc trứng phản ánh một niềm khao khát tuổi thơ được may quần áo mới. Nhưng cũng thật đẹp khi màu hồng ấm nồng ấy đưa cháu vào miền cổ tích của niềm hạnh phúc, của tình bà yêu thương. Đặc biệt khi ta biết nó gắn liền với một thực tế là ngày nghĩ gì thì đêm mơ nấy. Ở đây, người cháu với giấc ngủ là nghĩ về trứng, phải chăng là nghĩ về ban ngày lời bà đang mắng yêu, về tình thương nồng hậu? Chính giấc ngủ tuổi thơ êm đềm, chính yêu thương tình bà đã giúp cháu có thêm niềm tin, thêm sức mạnh để hành quân và chiến đấu nơi chiến trường khắc nghiệt. Cảm ơn bà và giấc mơ tuổi thơ đẹp- hồng sắc trứng đã nâng đỡ và chắp cánh cho cháu bay cao, bay xa trong cuộc đời này. 

25 tháng 8 2016

mai phải nộp rùi các bạn ơi

 

25 tháng 8 2016

Gợi ý:

Mẹ già hơn

Em đã trưởng thành

Căn nhà khá đơn sơ

(Cần nêu đc cuộc đối thoai ra nói về tình hình gia đình như thé nào trong đó bao gồm em học hành ra sao mẹ có hay bị ốm không...)

CÒN LẠI TỰ NGHĨ NHA

25 tháng 4 2021

CHÚNG TA ĐỀU CÓ MỘT SUY NGHĨ RẰNG GIẤC MƠ LÀ THỨ MÀ CHÚNG TA NHÌN THẤY TRONG KHI NGỦ. NHƯNG THỰC RA KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY, GIẤC MƠ LÀ NHỮNG ĐIỀU MÀ KHÔNG CHO PHÉP CHÚNG TA CHÌM VÀO GIẤC NGỦ......

   Ai cũng nghĩ rằng giấc mơ là thứ mà chúng ta thấy khi đã ngủ. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Không phải đêm nào chúng ta cũng mơ, không phải lúc nào chúng ta cũng mơ thấy những niemf vui vì đôi khi chúng ta cũng mơ thấy ác mộng. Mong bạn hãy đọc hết bài viết này để hiểu rõ hơn.

 

    Giấc mơ sẽ mãi mãi không bao giờ thành hiện thực nếu chúng ta không cố gắng.Ngược lai, nếu chúng ta phấn đấu và có ý chí, mọi thứ bạn mong muốn đều có thể thực hiện. Vinh quang, ánh sáng và thành công chỉ tới với những người tự tin và luôn tin tưởng tương lai. Còn những người tự ti, luôn nghĩ rằng mình sẽ thất bại và từ bỏ những khó khăn trong cuộc sống của chính mình thì những người đó sẽ không có tương lai, không có vinh quang và chỉ chìm vào bóng tối. Mỗi một giấc mơ mà chúng ta mơ vào hằng đêm là những điều ước,là nỗi sợ hãi, những lỗi lầm hoặc những sai sót mà chúng ta gây ra. Giấc mơ lúc rõ ràng, lúc mờ mịt, lúc tràn ngập màu sắc rực rỡ, lúc chỉ có bóng tối, lúc ma mị, huyền ảo hay ảm đạm như chính tính cách của chúng ta.  

   Có những người khi mơ hay bị mộng du, đi lang thang trong nhà mà mất đi ý thức của bản thân. Sáng hôm sau, chúng ta vẫn tự nhiên, không hề hay biết về những việc chúng ta làm vào đêm qua. Một số người lại khua tay chân loạn xạ khi ngủ hay một số người lại nói những câu từ lúc khó nghe, lúc dễ nghe khi ngủ trong vô thức. Khi đến sáng hôm sau, chúng ta vẫn bình thản và tự nhiên như đêm hôm qua chúng ta chẳng làm bất cứ việc gì. Nhưng cũng không phải là không có những người nằm ngủ không làm gì cả, đôi lúc họ chỉ xoay người mà thôi. 

  Nếu bạn có những đêm mộng du hay nói lảm nhảm khi đang ngủ thì mong bạn đừng tự ti. Sống trên đời không có ai là hoàn hảo nhất cả, nếu chúng ta có cái này thì lại mất cái kia, không có thói xấu này thì lại có thói xấu kia, giỏi môn này thì lại không giỏi môn kia,..v.v... Nên bạn đừng buồn, hãy luôn nhớ rằng không có ai là hoàn hảo nhất cả.....

   Giấc mơ có thể thực hiện được hoặc không đều tùy vào bạn có khả năng hay không. Đó là câu nói của Cristiano Rolnado đã được anh coi như là một động lực để chiến thắng những khó khăn dù là khó nhất. Câu nói đó có ý nghĩa về động lực, sự tự tin và cố gắng đạt được những thành tích dù lớn nhất hay là nhỏ nhất. Nếu bạn cố gắng và có ý chí vượt khó thì chắc chắn cánh của dẫn đến thành công của bạn cách bạn không quá xa. Nhưng nếu không thành công thì bạn đừng buồn vì người ta nói " Thất bại là thành công". Từ những lần thất bại đó bạn sẽ rút ra bài học để không bao giờ tái phạm nữa, từ đó dẫn đến những thành công.

 

6 tháng 8 2016

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể - Ông kể sao - Ông đào sông - Ông trồng cây - Ông xây rú - Ông trụ trời.

 

Và câu đồng dao:

Núi cao sông cũng còn dài

 Năm... năm báo oán, đời đời đánh ghen?

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

Núi Tản như con gà cổ đại

 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

(Huy Cận)

Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác...

Mái tóc bà bị bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Củng không sao hết chuyện...

(Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi..., không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự,... quan trạng nguyên..., một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội..., tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

 Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bằng đến đậu

 Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta....

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

ò... ó ... o...

Phải thuyền quan trạng rước cô về?

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

Đứa thì sứt mủi, sứt tai

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế

14 tháng 12 2021

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.