K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nha:

Nêu lên vấn đề cần nghị luận. (VD: Việc hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)

Tác hại của lũ lụt với thiên nhiên và con người?

Nêu dẫn chứng?

Biện pháp, đề xuất cách giải quyết

Liên hệ bản thân em (Bản thân em đã làm gì để giảm thiểu tác hại của lũ lụt...?)

Kết luận. 

12 tháng 4 2022

Refer^^

Lũ lụt là một trong những hienj tượng bất thường trong cuộc sống của chúng ta. Năm nào cũng có ít nhất là một trận lũ lụt xảy ra khiến cho mọi người cảm thấy nó rất quen thuộc. Chúng ta không thể phủ nhận rằng sức tàn phá của nó cực kì khủng khiếp, nó có thể phá sạch một thửa ruộng hay đốn ngã một cái cây chỉ trong phút chốc. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, ông đã khắc họa rõ nét bức tranh thảm cảnh kinh hoàng của người dân tại làng X, phủ X. Những người dân như "đàn sâu lũ kiến trên đê", có thể thấy đất trời lúc này kinh hoàng như thế nào. Vậy chúng ta cần phải làm như thế nào để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? Chúng ta phải tuyên truyền những tác hại của nó để mọi người có thể lường trước, không nên phá hoại rừng, không xả rác bừa bãi.... Có như vậy thì lũ lụt mới có thể giảm bớt đi phần nào.

7 tháng 3 2022

Trồng cây,Tuyên truyền thông tin

7 tháng 3 2022

DÀI CHÚT TẦM 2 CÂU

21 tháng 4 2021
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

13 tháng 5 2021
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã chút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 1.Tác giả của văn...
Đọc tiếp

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã chút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

1.Tác giả của văn bản sống chết mặc bay là ai? Thể loại của VB?

2.Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

3.Có mấy câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc biệt đó có tác dụng gì?

4.Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên?

5.Đoạn trích trên có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả điễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

6.Từ văn bản "Sống chết mặc bay", theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? Tình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy.

4
27 tháng 7 2017

1- Tác giả văn bản sống chết mặc bay : Phạm Duy Tốn - được viết theo thể truyện ngắn hiện đại

2 :- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

3 - Có 3 câu đặc biệt : ( Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay ! )

TD : Câu đặc biệt được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.


27 tháng 7 2017

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã chút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

1.Tác giả của văn bản sống chết mặc bay là ai? Thể loại của VB?

2.Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

3.Có mấy câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc biệt đó có tác dụng gì?

4.Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên?

5.Đoạn trích trên có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả điễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

6.Từ văn bản "Sống chết mặc bay", theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? Tình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy.

Bài làm

1, - Tác giả : Phạm Duy Tốn

- Thể loại : văn bản truyện ngắn

2, - Phương thức biểu đạt chính của văn bản : tự sự

3, Có 3 câu đặc biệt : Than ôi ! , Lo thay !, Nguy thay!

=> Tác dụng : Dùng để miêu tả tunfh cảnh nguy khốn , nguy ngập của khúc đê

4,Nội dung chính của đoạn văn trên : Nói về cuộc vật lộn giữa người dân và con đê

5,- Đoạn trích trên đặc biệt về nghệ thuật miêu tả .

- Kết quả : Làm cho câu văn thêm sinh động hơn , làm cho chúng ta thấy rõ được tình thế ngàn cân treo sợi tóc của con đê

6, 1. Giải pháp phi công trình a/ Giải pháp trồng và bảo vệ rừng Giải pháp phi công trình trước tiên phải nói đến là trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Việc bảo vệ rừng đầu nguồn giải quyết một lúc nhiều mục đích khác nhau như: - Giảm dòng chảy mặt, hạn chế tối đa hiện tượng lũ quét, bảo vệ tính mạng, tài sản và sản xuất nông nghiệp, chống sạt lở, bảo vệ các công trình xây dựng cơ bản. - Chống xói mòn, điều hoà nguồn nước, tăng lượng dòng chảy ngầm hạn chế hán xảy ra hàng năm, tăng cường dòng chảy mùa cạn trong sông góp phần chống nước mặn xâm nhập vào vùng của sông. - Đảm bảo nguồn nước cho các hồ đập thuỷ lợi lớn nhỏ trong khu vực. - Lập lại cân bằng sinh thái trong vùng, điều hoà khí hậu, thuỷ văn trên lưu vực. Góp phần giảm nguy cơ biến mất của những loài động thực vật quý hiếm. Chúng tôi đã tiến sử dụng Công nghệ GIS tiến hành đánh giá sơ bộ tác dụng của rừng đầu nguồn đến dòng chảy lũ của các tỉnh miền trung cũng như phân tích phân tích và đánh giá mức độ suy thoái của rừng qua các thời kỳ mà nước ta tiến hành tổng điều tra về rừng và ảnh hưởng của nó đến dòng chảy lũ của các sông thuộc 2 tỉnh Bình Định và Quảng trị. b/ Quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp với từng khu vực trong vùng nhằm lách, tránh lũ chính vụ Để bố trí mùa vụ canh tác hợp lý cần nắm bắt được quy luật mưa, lũ, úng ngập xẩy ra theo thời gian từ đó bố trí cây trồng và mùa vụ hợp lý. Thực tế nhiều địa phương ở các tỉnh Ven biển Miền Trung đã bỏ vụ mùa, thay vào đó là vụ hè - thu. Tuy nhiên vụ này cần tránh lũ tiểu mãn và lũ sớm vì vậy cần chọn loại giống cây trồng thích hợp. c/ Xây dựng phương án dự báo, cảnh báo lũ và xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt. Việc xây dựng một phương án dự báo lũ chính xác có vai trò quan trọng trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong đề tài chúng tôi đã xây dựng hai phương pháp hàm nhiều biến và mạng Nơ ron thần kinh để xây dựng phương án dự báo lũ cho các sông chính ở hai tỉnh Quảng Trị và Bình Định. Dựa vào kết quả dự báo khả năng lũ xẩy ra, kết hợp với việc xây dựng bản đồ ngập lụt, hệ thống các mốc cảnh báo ngập lụt ở những khu vực đông dân cư, các cơ quan điều hành phòng chống lụt bão có thể đưa ra các phương án phòng chống những nơi xung yếu, phương án sơ tán dân các vùng thấp, các vùng có khả năng vận tốc dòng chảy lớn, hạn chế đi lại. d/ Quy hoạch phát triển kinh tế như: các khu công nghiệp, dân cư, kinh tế tập trung đồng thời phải gắn với xây dựng các phương án phòng tránh lũ bão. Trong đề tài chúng tôi đã đã xây dựng các bản đồ ngập lụt tương ứng với các tần suất thiết kế lũ khác nhau cho hai tỉnh Quảng Trị và Bình Định. Từ bản đồ này các tỉnh có thể tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư, các khu kinh tế tập trung ở những vị trí thuận lợi, an toàn, tránh những vùng thường xuyên bị ngập lụt ở mức nguy hiểm. Đồng thời các tỉnh cũng cần phải xây dựng các phương án phòng tránh lũ, bão cụ thể số dân cần di chuyển ra khỏi vùng lũ, các vị trí di chuyển đến, các phương tiện cần dùng để 3 di chuyển, thời gian di chuyển trong bao lâu, cần huy động nhân tài vật lực như thế nào. Các phương án phải đề ra cụ thể hệ thống tránh bão, lũ và dự trữ lương thực thuốc men, phương tiện cứu trợ trên sông, trên biển khi gặp thiên tai. Để các phương án này khả thi thì công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng là rất quan trọng. 2. Giải pháp công trình a/ Mở rộng các lòng sông thoát lũ và tăng cường khả năng thoát lũ cho các cửa sông nhờ nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng. Đây là một trong những giải pháp công trình được đề cập đến trong ‘‘ Chiến lược và chương trình hành động Quốc gia giảm nhẹ thiên tai ở Việt nam ’’. Tuy nhiên qua nghiên cứu và tính toán thử nghiệm cho hệ thống sông Kôn – Hà Thanh chúng tôi thấy giải pháp này không hiệu quả mà lại rất tốn kém. Việc xây dựng các công trình nắn dòng, nạo vét bùn cát tại cửa các sông là biện pháp không phù hợp với kinh tế nước ta, chi phí rất cao và kết quả chưa được kiểm chứng vì diễn biến cửa sông cửa biển ở khu vực miền Trung nước ta là rất phức tạp, cửa sông thường có hướng di động Bắc – Nam và ngược lại với phạm vi di động tới 10km, tốc độ di động đến 20m/năm, giữa sông với biển thường có một dải cát phân cách, trước cửa sông có doi cát mỏng (Nguyễn Bá Uân 2002). Chính vì vậy để cải tạo thì phải kè rất nhiều và sử dụng các công trình lái dòng để đẩy cát rất tốn kém và tuổi thọ của công trình sẽ không cao do hiện tượng di đẩy. Bài học thực tế cho thấy, sau lũ 1999, rất nhiều tư vấn nước ngoài đầu tư nghiên cứu vào việc bồi lấp cửa tư hiền bị vỡ bằng các biện pháp nạo hút và lấp, biện pháp công trình dùng cọc cừ, nhưng đều thất bại do diễn biến rất phức tạp của cửa sông, nhưng sau đó một thời gian nó lại tự đóng bị bồi lấp trở lại. b/ Xây dựng các công trình và đê ngăn mặn kết hợp cho lũ tràn qua Đây là một trong những biện pháp công trình được đề cập đến trong ‘‘ Chiến lược và chương trình hành động Quốc gia giảm nhẹ thiên tai ở Việt nam ’’. Tuy nhiên cho đến nay Biện pháp công trình này vẫn chưa được sử dụng nhiều ở các tỉnh miền Trung vì lý do rất tốn kém và mục tiêu chủ yếu lại không phải là tiêu thoát lũ chính vụ, mà là bảo vệ mùa màng và chống lũ sớm, lũ tiểu mãn và ngăn mặn. Các công trình đã được xây dựng có thể thấy đó là : c/ Xây dựng các đê bao, đê khoanh vùng để bảo vệ các khu dân cư, bảo vệ mùa màng. Cho đến nay trong thời gian xẩy ra lũ chính vụ đồng bằng các sông lớn miền Trung vẫn phải chấp nhận lũ tràn ngập trên toàn bộ đồng bằng, có ý kiến cho rằng, việc xây dựng một hệ thống đê bảo vệ đồng bằng này khá tốn kém mà hiệu quả không cao, lý do thời gian duy trì lũ cao ở đây không kéo dài, thứ hai hạ lưu hệ thống có mạng lưới sông ngòi phức tạp, nhiều phân lưu, việc đắp đê chống lũ chính vụ sẽ có khối lượng rất lớn, vì vậy vùng đồng bằng này vẫn phải chấp nhận ngập lụt hàng năm khi lũ chính vụ về, theo chúng tôi đây là một chủ trương đúng Đối với vùng này, qui trình đầu tư tích cực gia cố các tuyến đê không chỉ thực hiện bằng vốn đầu tư trong nước mà cũng cả vốn đầu tư nước ngoài nhưng chỉ với mục tiêu chống 4 lũ sớm, lũ tiểu mãn (tháng VI) được hình thành từ bờ kênh của các kênh tưới để bảo vệ vụ lúa sớm (vụ Hè thu) ở vùng đồng bằng thấp trũng. Tuy nhiên hệ thống đê điều này cũng có ảnh hưởng nhất định. Đối với lũ chính vụ lớn thì hệ thống đê điều chống lũ hiện nay vẫn bị lũ tràn qua với mực nước lũ nội đồng tồn tại khá sâu nên thực tế không những không có tác dụng chống lũ chính vụ mà còn gây thiệt hại nặng hơn, bởi vì:  Nước ngập vùng trũng không ngập theo kiểu tự nhiên tràn bờ, tốc độ dòng chảy dâng từ từ qua mạng lưới sông rạch các cấp mà ngập theo kiểu lũ tràn đột ngột qua bờ bao khá cao trong khi đồng vẫn giữ mực nước thấp, tạo thành những trận lũ quét giả tao.  Nước tràn vào ồ ạt, nhưng không tháo ra do bờ đê cản trở, các cống tiêu chậm, gây thiệt hại nặng cho hạ tầng cơ sở vì thời gian ngập kéo dài, và ảnh hưởng đến thời gian xuống giống Đông Xuân kế tiếp. d/ Xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ trên lưu vực sông Mục tiêu của hồ chứa là trữ nước trong thời gian có mưa lũ lớn để cung cấp nước cho thời gian khô hạn mặt khác các hồ chứa còn có tác dụng điều tiết lũ và giảm lũ xuống hạ lưu. Đây là biện pháp công trình không chỉ được đề cập đến trong ‘‘Chiến lược và chương trình hành động quốc gia giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam ” mà còn được nghiên cứu và đề xuất xây dựng trong rất nhiều nghiên cứu mà cụ thể là nghiên cứu “Phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia của 14 lưu vực sông lớn của Việt Nam” do JIC A và Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Với các tỉnh miền Trung hàng loạt các hồ chứa đang được xây dựng như hồ Cửa Đạt trên sông Mã, hồ Bản Vẽ (Bản Lã) trên sông Cả, hồ Rào Quán trên sông Thạch Hãn, hồ Tả Trạch trên sông Tả Trạch, hồ Bình Điền trên sông Hữu Trạch, hồ Cổ Bi trên sông Bồ, hồ A Vương trên sông A Vương – nhánh sông thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, hồ Nước Trong trên sông Trà Khúc, hồ Định Bình trên sông Kôn..vv. Ngoài những hồ đã và đang được xây dựng nói trên, ở các sông lớn miền Trung còn có các hồ được đề xuất xây dựng như hồ Phú Thành ở Quảng Trị (thượng lưu sông Thạch Hãn), Đá Mài ở tỉnh Bình Định...vv. Tất cả các hồ này đều là những hồ đa mục tiêu: phòng lũ, cấp nước, phát điện, trong đó mục tiêu phòng lũ được đặc biệt ưu tiên. Theo đánh giá trong các báo cáo nghiên cứu khả thi của các hồ này thì các hồ đều có tác dụng lớn trong việc điều tiết lũ tốt cho khu vực thượng lưu và trung lưu các con sông. Trong phạm vi tính toán của đề tài, chúng tôi đã tiến hành xem xét khả năng phòng lũ của 2 hồ đó là hồ Định Bình trên sông Kôn và hồ Phú Thành trên sông Thạch Hãn. Kết quả tính toán thủy lực cho thấy: Đối với sông Kôn, việc cắt lũ của hồ Định Bình cho hạ du là không đáng kể, ví dụ như lũ 1999 có hồ Định Bình cũng chỉ cắt lũ từ 10 - 40cm. Lý do ở đây có thể thấy sông Kôn là một sông rất dài, vị trí hồ Định Bình thì ở trên thượng lưu, dung tích phòng lũ khoảng 220 triệu m3, vì vậy chỉ có tác dụng lớn trong việc điều tiết và cắt lũ cho khu vực thượng lưu và trung lưu, còn khu vực hạ lưu ven biển là không đáng kể. Do đó ngoài giải pháp công trình hồ điều tiết đối với vùng đồng bằng sông Kôn và Hà Thanh cần kết hợp với các gải pháp khác. Đối với sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị vai trò cắt lũ của hồ chứa Phú Thành rất lớn, theo tính toán thủy lực trận lũ năm 1999 ở trạm thủy văn Thạch Hãn mực nước giảm khoảng 5 1.30m. Điều này làm cho việc phòng chống lũ ở hạ lưu đồng bằng Thạch Hãn có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay hồ này vẫn chưa được xây dựng vì lý do kinh tế mà hồ Rào Quán lại được xây dựng trước. Như vậy biện pháp xây dựng hồ chứa là một biện pháp có hiệu quả đối với các sông lớn miền Trung vì nó không những chỉ có tác dụng trong việc phòng lũ mà còn đem lại nguồn lợi lớn từ việc phát điện do vậy dễ thu hút vốn đầu tư. 3. Giải pháp tránh lũ và sống chung với lũ (giải pháp kết hợp) Khác với đồng bằng Bắc Bộ phương châm là chống lũ triệt để của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thì đối với các sông suối miền trung giải pháp tránh lũ cần đặt ra với các lý do sau đây: Với các sông Miền trung có diện tích không lớn, sông ngắn và dốc, lũ thường lên nhanh, xuống nhanh. Thời gia lũ kéo dài không lâu nên khi lũ về chủ động phòng tránh, di dân trong thời gian lũ xẩy ra là hợp lý (việc xây dựng bản đồ ngập lụt bao gồm vùng ngập và độ sâu ngập và dự báo lũ như chúng tôi đã thử nghiệm cho 2 hệ thống sông Kôn – Hà Thanh, tỉnh Bình Định, sông Thạch Hãn, Bến Hải, tỉnh Quảng trị sẽ là một cơ sở khoa học cho việc đưa ra các phương án phòng tránh và di dân). Để thưc hiện giải pháp này ta chú ý các vấn đề sau: 1. Xác định mức độ ngập lụt các vùng để quy hoạch dân cư và phương án phòng tránh lũ cho từng vùng dân cư cụ thể. 2. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân ban chỉ đạo phòng chống lũ phải thực hiện kiên quyết việc chỉ đạo sơ tán dân khi có lũ lớn. Ngoài ra để sống chung với lũ cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng kiên cố, ví dụ như ở tỉnh Bình Định đã đầu tư bê tông hoá các tuyến đường giao thông liên huyện liên xã vùng đồng bằng sông Kôn - Hà Tranh, tạo điều kiện đi lại cho dân sau khi lũ đã đi qua, tránh đường đất lầy lội như trước đây.

* Note : câu 6 bạn tham khảo thêm ở (http://tapchivatuyentap.tlu.edu.vn/Portals/10/So%2014/09-Levan%20Nghinh.pdf) nha