K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2016

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

Năm nay, số lượng học sinh dự thi vào lớp 10 ngày 8/6 là 75.000 học sinh, giảm hơn 4.000 so với năm ngoái.

Sáng 8/6, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với hai môn Ngữ văn và chiều thi Toán. Thi hệ chuyên diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với 1.750 chỉ tiêu.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn;  văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

21 tháng 9 2019

Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia. Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Có ai đó đã nói thật đúng đắn rằng: “Được sống trong hòa bình là mong ước của tất cả mọi người”. Quả đúng như vậy, có ai muốn sống trong chiến tranh, loạn lạc? Có ai muốn sống trong sự thù hằn, ghét bỏ? … Hòa bình là trạng thái cân bằng, hài hòa giữa tất cả mọi người, mọi thế lực, mọi dân tộc, mọi quốc gia. Đó là cuộc sống bình yên, hòa ài, không có ai phải chịu đau thương, xa cách hay mất mát, tuyệt vọng nào cả. Một cuộc sống như vậy thực sự là mơ ước của tất cả mọi người. Bởi lẽ, hòa bình sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác dễ chịu, an tâm để học tập, làm việc và cống hiến. Trẻ em được vui chơi, tới trường học tập mỗi ngày; gia đình được quây quần đầm ấm bên nhau; ai cũng được làm việc, cống hiến mỗi ngày; …Ta không phải sống trong lo lắng, sợ hãi mà sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để phát triển, tiến bộ về mọi mặt đời sống. Hòa bình cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế, sự nâng cao về chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Từ đó, các quốc gia ngày càng giàu mạnh, tạo nên nền hòa bình trên toàn trái đất. Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy, nhưng những năm qua ở trên thế giới vẫn còn một số khu vực có bạo động, nội chiến, khủng bố, … gây ra những cảnh đau thương, mất mát, đẩy bao người vào cuộc sống loạn lạc, khốn khổ. Lực lượng khủng bố như IS vẫn tồn tại, vũ khí hạt nhân vẫn được âm thầm sản xuất, nội chiến còn kéo dài ở Palextin, Libi, …vv…. Chúng là mối đe dọa đối với nền hòa bình thế giới. Bởi chiến tranh nổ ra, biết bao điều con người gây dựng bao thế kỉ qua sẽ bị phá hủy trong chốc lát, những nụ cười sẽ tắt trên môi, mọi sự bình yên bị tước đoạt, bao nhiêu người mất đi người ruột thịt, bao nhiêu công trình kiến trúc bị xóa sổ, …v..v.. Thật khủng khiếp biết bao! Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cố gắng chung sống hòa bình, tích cực ủng hộ những hành động bảo vệ cho nền hòa bình thế giới, tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu với quốc tế để góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Là 1 học sinh, em sẽ sống chan hòa với mọi người xung quanh, phấn đấu học tập rèn luyện để sau này có thể góp phần bảo vệ nền hòa bình của đất nước. Như vậy, hòa bình là vô cùng đáng quý, chúng ta cần chung tay giữ gìn nó cho hôm nay và mai sau!

18 tháng 2 2022

Tham Khảo

 

  Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

    Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

    Hòa bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

    Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

    Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống sung túc và đủ đầy.

    Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như hai quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang, chết chóc.

    Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

     Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

    Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình. Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình.

     Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

17 tháng 9 2021

em chụi thua

em ko tài nào ghi nổi

bài em dài quá

17 tháng 9 2021

bạn chụp rồi gửi sang 

15 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.