K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2016

chúng ta phải cố gắng học thật tốt dù cho có khó khăn gì thì cũng phải cố gắn vượt qua bằng chính năng lực của bản thân.Không dựa dẫm,ỷ i vào người khác, luôn luôn phấn đấu vì tương lai của chúng ta.Không để mọi người vì mình mà buồn.....

7 tháng 12 2016

Nhưng cô mình bảo bài học là Hãy yêu thg mọi người

 

Trả lời:

P/s: Bạn tham khảo dàn ý này nha!!!

A, Mở bài:

-Nói qua về hình ảnh người lính trong cách mạng, họ có những phẩm chất gì,…

-Giới thiệu tác giả và tác phẩm “Tâm tư trong tù”

-Đưa ra ý kiến: “Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được”. Và điều này cũng được thể hiện rất rõ qua “Tâm tư trong tù”.

B, Thân bài:

-Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Thi phẩm “Tâm tư trong tù” nằm trong phần “Xiềng xích” được Tố Hữu viết vào cuối tháng 4 năm 1939, tại nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ như đã phản ánh tâm trạng của người thanh niên cộng sản trong những ngày đầu bị thực dân Pháp bắt bớ, giam cầm.

-Tâm trạng của người lính:

Có đau đớn nào lớn hơn nỗi đau đớn bị mất tự do chứ? Trong ngục, nhưng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn mong ngóng ra thế giới tự do ngoiaf kia, thế giới cách người chiến sĩ có ô cửa bằng song sắt. Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ

-Bình luận ý kiến:

Và người chiến sĩ cách mạng lúc này ‘là một con người như mọi người”, học cũng xó những cảm xúc vui buồn. Khi bị biệt giam trong một xà lim kín mít với “bốn tường vôi khắc khổ”, phải nằm trên nền nhà với những “manh ván ghép”. Một không gian nhỏ bé, chật hẹp, “lạnh lẽo”, “sầm u” vô cùng tăm tối thì người chiến sĩ cũng rất buồn và côn đơ, học phải chịu cảnh khổ sở, và học cũng sợ chứ, lo lắm chứ.

>>>”lắng nghe” trong một khung cảnh im ắng đến dễ sợ, vì phòng biệt giam nào khác một nấm mồ. Giọng thơ như tha thiết như bồi hồi khi người tù “lắng nghe” những âm thanh của cuộc đời dội đến.

Người tù “tai mở rộng” và “ lắng nghe” mọi âm thanh cuộc sống bên ngoài. Một tiếng rao đêm. Một tiếng chim tu hú gọi bầy. Một tiếng diều sáo… Tiếng gió thổi như thủy triều vỗ sóng. Tiếng chim reo. Tiếng dơi chiều đập cánh “vội vã “bay đi tìm mồi”. Và tiếng guốc, tiếng lạc ngựa gần, xa:

+Câu thơ nào cũng có chữ “nghe”. Chữ “nghe” chứa đầy tâm trạng. Giọng thơ như tha thiết bồi hồi. Cái khao khát tự do làm cho tâm hồn người tù rung lên: “Tiếng guốc đi về” trên những đường phố nhỏ, dài, nghe tiếng động dường như mơ hồ lúc to lúc nhỏ, lúc gần lúc xa càng làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn cô đơn thêm da diết. “Tiếng guốc đi về” là cái âm thanh bình dị của đời thường, gợi hơi hướng con người, được người tù “lắng nghe” và cảm nhận đã đặc tả nỗi buồn cô đơn và khao khát tự do cháy bỏng. Đó là một nét đặc tả tâm trạng đầy ấn tượng mà Tố Hữu đã phát hiện ra.

-Nỗi cô đơn chính là tâm trạng đang như bủa vây người chiến sĩ trẻ.

Thường người ta nghĩ người lính cách mạng là những người mạnh mẽ, không hề sợ hiểm nguy, không hề sợ mưa bom bão đạn huống hồ là những tình cảm cá nhân. Họ như tô hồng cho những người lính mà quên mất rằng họ cũng chỉ là những người bình thường. Họ cũng có những lúc mềm yếu và sợ hãi những biến động của cuộc đời. Họ là những người lính chưa dạn dày trong đấu tranh, lần đầu tiên sa vào lưới mật thám Pháp.

>>>Người chiến sĩ cách mạng cũng có những tâm trạng những suy nghĩ rất đời thường “nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được” đó chính là sự nhiệt thành và ý chí cách mạng mà không phải người thường nào cũng có được phẩm chất này.

+Chỉ là “mơ hồ” thôi! Người tù như đã vẽ ra một cảnh tượng “thần tiên” bên ngoài song sắt nhà tù, cái bên ngoài bầu trời”rộng rãi”, bầy chim cùng vạn vật “ríu rít” hót ca. Bên ngoài khác hẳn với bên trong song sắt.

+ Cuộc đời như chất đầy hương thơm, mật ngọt, sây hoa trái. Cuộc đời trong tưởng tượng của người lính nhìn thấy như đã được thi vị hóa: “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”.

Nhưng rồi ảo tượng bồng bột ấy, cáo ảo ảo tượng rất người thường đó nhanh chóng trôi qua nhanh. Người tù như đã tĩnh trí rồi tự phủ định những mơ tưởng trên là phi lí. Thời bấy giờ, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử một cách vẻ vang. Khi mà thế chiến thứ II sắp hùng nổ. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp và khủng bố. Cuộc sống của nhân dân ta lúc này vô cùng ngột ngạt. Nhà tù đế quốc chật ních chính trị phạm. Cuộc sống của đồng bào ta thuở ấy làm gì có cái cảnh “sây hoa trái”, có “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”. Nhưng rồi mẫn cảm về chính trị đã giúp nhà thơ tự điều chỉnh nhận thức “mơ hồ” của mình. Anh cay đắng và uất hận:

+Cuộc đời ngoài song sắt nhà tù lúc bấy giờ tuy có “rộng rãi” hơn chút ít, nhưng xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một cái “lồng to”. Lao Thừa Thiên, Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, Côn Đảo,… là những chiếc “lồng con” đáng sợ! Tố Hữu-Người chiến sĩ cách mạng chỉ là một con chim non bé nhỏ đang bị nhốt, bị đày đọa trong cái “lồng con” – nhà lao Thừa Thiên. Hình tượng thơ như được tác giả đặt trong thể tương phản đối lập để nói lên những suy tư sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng về cảnh lao tù, về thân phận những chính trị phạm, về nỗi lầm than của dân tộc! Anh uất hận rung lên:

+Anh sẵn sàng chấp nhận những cay đắng, nhục hình và cô đơn, nâng cao dũng khí trước mọi thử thách. Đây có thể nói chính là điều khác biệt những gì người lính có được mà người thường không có. Trong gian khổ, người thường chỉ thấy khổ, còn đối với người lính cách mạnh lại như được tôi luyện thêm ý chí để thực hiện thêm những nhiệm vụ của đất nước.

>>>Điều đáng nói giữa người chiến sĩ với những người khác co lẽ chính là ý chí, lý tưởng đã soi đường chit lối cho mọi hành động của mình. Họ sống có lý tưởng, có trách nhiệm không chỉ với gia đình, mà trong họ đó là trọng trách của một đất nước đau thương đã trải qua biết bao khó khăn.

+Sống trong cảnh cô đơn thân tù, tâm trạng của anh day dứt, tự đấu tranh để vượt lên. Không thể mềm lòng, yếu đuối! Không được bi quan, dao động! Vấn đề sống và chết được đặt ra một cách nghiêm túc và gay gắt. Tố Hữu đã trái qua những dây phút tự đấu tranh căng thẳng. Câu thơ như một lời thề vang lên mạnh mẽ và sôi

+Thi phẩm “Tâm tư trong tù” như đã phản ánh chân thực tình cảm và tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong những ngày đầu bị đày đọa trong ngục tối. Dường như những nỗi buồn cô đơn, lòng khao khát tự do, quan niệm về vấn đề sống và chết, về khí tiết của người cộng sản cứ khiến người lính suy nghĩ mãi…

>>>Những cảm xúc chân thực, cảm xúc rất đời thường. Tâm trạng vận động đúng quy luật đấu tranh cách mạng của người chiến sĩ chân chính trong chốn lao tù. “Tâm tư trong tù” có nói đến cô đơn, nhưng đích thực là khúc tráng ca về tự do. Bài thơ thật hay và thi vị vì người chiến sĩ ấy đã sống tuyệt đẹp trong “Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng”.

C, Kết luận

-Khẳng định lại sự đúng đắn của nhận xét

Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Và điều này đã được thể hiện rất rõ qua ‘Tâm tư trong tù”.


Nguồn: https://vanmautuyenchon.com/dan-y-bai-nguoi-chien-si-cach-mang-la-mot-con-nguoi-nhu-moi-nguoi-nhung-ho-lai-co-them-nhung-pham-chat-ma-con-nguoi-thuong-chua-co-duoc-hay-chung-to-dieu-do-qua-tam-trang-nguoi-chien-si-cach-mang-t#ixzz6JhZ0xEgr

                                                                      ~Học tốt!~

23 tháng 3 2021

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.

GOOD LUCK

13 tháng 12 2017

Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mỹ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri được tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.
 
"Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.
 
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.
 
Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
 
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
 
"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

14 tháng 12 2017

O-hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền vãn học Mĩ đầu thế ki 20. Giải thưởng O hen-ri là giải thướng văn chương ớ Mĩ dành cho những truvện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.

Truyện Chiếc lá cuối cùng tiêu biếu cho bút pháp nghệ thuật của O-hen-ri. Truyện chi có 3 nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bư-man. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chỗ nào thừa, diễn biến xúc động nhiều khi nói về trận ốm kéo dài cúa Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cu Be-men. Có ý kiến cho rằng:

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri là bức thông điệp màn xanh về tình thương và sự sống của con người”.

Truyện Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri dã thế hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà nhiều ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đổng năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều “vô dụng”, cỏ yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ánh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô ”cũng lìa đời”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn dược thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt dẫm cả một chiếc khăn trái bàn Nhật Bàn”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn dể kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp.

Xiu dã tận tinh săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà. lúc thì pha sữa với rượu. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bông tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vịtha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhãn hậu mênh mỏng. Xiu là một nhân vật rất dẹp làm ta xúc dộng và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thúy chuna, cao quý. Nhân vạt Xiu tỏa sáng bức thông điệp màu xanh ” của Chiếc lá cuối cùng.

Đo cứu ngưỡi khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết khổng hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già !à một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, dã 40 năm cám bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thánh cùa nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia rồi sẽ vẽ một kiệt phẩm kiệt xuất…”. Ông không ngồi làm mầu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dàng, pha lần tuyết dang đổ xuống, chi mặc một cái áo sơ mi cũ máu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn dộc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men dẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống cùn Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ đe lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, có lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lú cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế ki nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết cùa họa sĩ già Bơ-men.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm vãn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. “Bức thông diệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhú nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người.Vé đẹp nhân vãn, giá trị nhân bản của “Chiếc lú cuối cùng” đã rung động tăm hồn mỗi chúng ta. Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất !

5 tháng 10 2016

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

5 tháng 10 2016

Bạn dựa vào dàn ý rồi triển khai ý ra nhé

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

       Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây là một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.