K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hai căn bệnh dễ mắc phải mà ta thường thấy trong xã hội, trong nhà trường là bệnh tự ti và tự phụ. cả hai căn bệnh ấy tuy trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.

Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đàng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.

Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh

14 tháng 5 2018

ð Đáp án D 

25 tháng 8 2016

* Luận điểm 1: giải thích.
- Tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân
Chú ý: Phân biệt tự ti với khiêm tốn: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn
- Biểu hiện của tự ti:
+ Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... Của mình
+ Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao
- Tự phụ: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác
Chú ý: Phân biệt tự phụ với tự tin: - Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình không đến mức tự cao tự đại
- Biểu hiện của tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân mình
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân.
* Luận điểm 2: Tác hại của tự ti và tự phụ
- Tác hại của tự ti:
+ Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối
+ Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại
- Tác hại của tự phụ:
+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân
+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người
* Luận điểm 3: Cần phải chọn một thái độ sống hợp lí
- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống
- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến. Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ. Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.

5 tháng 2 2017

a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin

- Biểu hiện:

    + Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân

    + Nhút nhát, thu mình

    + Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách

- Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ

    + Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác

    + Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác

- Tác hại của tự phụ

Biện pháp

    + Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu

    + Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn

    + Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

28 tháng 8 2018

1. Mở bài

- ″Bệnh thành tích″ khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- ″Bệnh thành tích″ đã trở căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa, gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

2. Thân bài

- Giải thích thế nào là ″bệnh thành tích″?

   + Là nhờ sự nỗ lực để đạt được thành công.

   + Bệnh thành tích là bệnh chạy theo thành công mà không biết mình có thật sự xứng đáng với thành công đó không.

- Nguyên nhân của bệnh thành tích:

   + Nguyên nhân là do cạnh tranh nhau, ganh tị.

   + Thích chạy theo bề nổi, lối sống ảo, sống không thật luôn thích được tán dương được người khác nể trọng ngưỡng mộ, thán phục mình trong khi mình chưa thật sự đáng.

   + Tạo thành thích ảo để thăng quan tiến chức hoặc đạt được mục đích nào đó mưu lợi cho cá nhân.

- Biểu hiện của "bệnh thành tích".

   + Trong giáo dục.

   + Ở từng cá nhân.

   + Trong lĩnh vực nông nghiệp.

   + Trong lĩnh vực công nghiệp:

   + Trong lĩnh vực xây dựng:

- Tác hại của “bệnh thành tích”.

   + ″Bệnh thành tích″ dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...

   + ″Bệnh thành tích″ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

   + Gây ra nhiều bệnh gian dối ăn không nói có trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

- Biện pháp

   + Cần có biện pháp giáo dục tuyên truyền để tránh bệnh thành tích, đặc biệt là thành tích trong học tập. Chỉ rõ cho các bạn học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của bệnh thành tích sẽ chỉ mang lại những hậu quả xấu mà thôi.

   + Tuyên truyền cho lãnh đạo các địa phương tránh xa bệnh thành tích nếu phạm lỗi nên bị xử lý nghiêm minh làm gương.

3. Kết bài

- Một đất nước phát triển được cần phải có những nhân tài thật sự, vì vậy bệnh thành tích cần được đẩy lùi vĩnh viễn để chúng ta có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh thật sự.

- Thế hệ trẻ là mầm non, là trụ cột tương lai đất nước. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy giáo dục cho các em những đức tính tốt để sống sao có xứng đáng không nên chạy theo thói giả sống thành tích ảo.

22 tháng 3 2017

a. Mở bài

- "Bệnh thành tích" khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời.

- "Bệnh thành tích" gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

b. Thân bài

Giải thích thế nào là "bệnh thành tích"?

+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.

+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.

Nguyên nhân của "bệnh thành tích".

+ "Bệnh thành tích" bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt ... để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

+ Do bản thân háo danh, tư lợi.

+ Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.

+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.

Biểu hiện của "bệnh thành tích".

+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần ... nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là "ảo".

+ Ở từng cá nhân: "Bệnh thành tích" thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân "học giả bẳng giả", "học giả bằng thật", mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch ... có rất nhiều trong xã hội ngày nay.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi ... hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).

+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty ... làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương ...

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị "rút ruột", gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).

Tác hại của "bệnh thành tích".

+ "Bệnh thành tích" dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...

+ "Bệnh thành tích" ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

Những biệp pháp khắc phục "bệnh thành tích".

+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói "tốt khoe, xấu che".

+ Xã hội cần kiên quyết nói "không" với "bệnh thành tích" bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

+ Cần có mức độ xử lí kĩ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc "bệnh thành tích", gây hậu quả nghiêm trọng.

c. Kết bài

- Chúng ta phải nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.

- Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.

- Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.

12 tháng 5 2018

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).

2. Thân bài

- Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

    + Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

    + Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).

- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

    + Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

    + Không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

    + Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực.

    + Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:

    + Suy thoái đạo đức, nhân cách con người: không biết tự cố gắng, vươn lên...

    + Không có kiến thức khi bước vào đời.

    + Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

    + Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

    + Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

- Biện pháp khắc phục

    + Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

    + Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

   + Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài: Trung thực là một đức tính cần thiết cho người học trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa như ngày nay. Với một thái độ học tập và thi cử thực sự nghiêm túc, mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể tự tin bước ra thế giới.

13 tháng 6 2018

a. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

b. Thân bài

Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

+ Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình, với những gì đã có, đã xảy ra.

+ Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực (đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

+ Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

+ Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

+ Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sẵn tính trời."

+ Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

+ Không có kiến thức khi bước vào đời

+ Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

+ Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.

+ Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

+ Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

Biện pháp khắc phục

+ Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.

+ Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

+ Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

c. Kết bài

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.