Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:
- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”
+ Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế
+ Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”
+ Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân
- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:
+ Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm
+ Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”
- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật
Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.
Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:
- về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện
- về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...
- về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...
Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”
Bạn tham khảo nhé:
Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận
a.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
b.Phân tích:
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập:
- Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập.
- Tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
=> Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
+ Điều kiện thứ nhất- điều kiện khách quan là phải chứng minh được dân tộc không bị lệ thuộc vào một thế lực chính trị nào, và phải xác định được quyền tự quyết trên mọi phương diện của dân tộc ấy.
+ Điều kiện thứ hai- điều kiện chủ quan là toàn bộ cộng đồng dân tộc phải thực sự có chung khát vọng độc lập, tự do và ý chí bảo vệ quyền tự do độc lập ấy.
-> Nếu không hội tụ đầy đủ hai điều kiện trên, lời tuyên bố về quyền độc lập của một dân tộc trước thế giới không dễ gì được cộng đồng quốc tế thừa nhận.