Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày s...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2021

Tham Khảo !

Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Sau đây là gợi ý: 

1. Mở đoạn: Khẳng định tâm niệm của Trịnh Công Sơn là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta noi theo.

2. Thân đoạn: 

- Giải thích:

- "Tấm lòng" là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.

Tâm niệm của nhà văn Trịnh Công Sơn thật chính xác: chúng ta cứ cho đi mà không cần nhận lại. Lòng tốt đáng quý nhất khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi bất cứ điều gì.

- Tại sao chúng ta cần sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng:

+ Truyền thống"thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần noi theo và gìn giữ lối sống này.

+ Khi chúng ta cho đi cũng chính là gây dựng hạnh phúc cho bản thân mình. 

+ Lòng tốt không vụ lợi giúp chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ của phường danh lợi hướng đến lối sống cao đẹp, thanh sạch trong tâm hồn. 

+ Tấm lòng kết nối con người với nhau, nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn tìm ra lối thoát khỏi sự bất hạnh của số phận bao trùm lên cuộc đời của họ.

- Mở rộng:

+ Phê phán những lối sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.

- Liên hệ bản thân: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là giá trị sống tốt đẹp mà chúng ta cần theo đuổi. Em làm gì để chia sẻ tấm lòng của mình đến mọi người

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của nhận định.

16 tháng 6 2021

"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

31 tháng 12 2021

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.

- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…

- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.

b. Chứng minh – Bình luận:

Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:

- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.

- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:

+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.

+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.

=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.

- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.

=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.

- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.

c. Bài học:

Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân

23 tháng 10 2016
Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
 
Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới.
 
Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
 
Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh.
 
Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm.
 
Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài:
 
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.
 

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

 
Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh.
 
Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:
 
Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…
 
Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào:
 
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
 
Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận:
 
Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc:
 
Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
 
Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác.
 
Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường:
 
Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc:
 
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.
 
Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh.
 
Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
 
Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
 
Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp.
 
Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại.
 
Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.
 
Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét:
 
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
 
Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại.
 
Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.
 
Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
22 tháng 10 2016

Mình học qua lâu rồi nên k nhớ đoạn trích trên nên mình giụpban phần b được thôi

 

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.