K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
6 tháng 9 2023

Vũ Nương là một người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm cao. Từ trái tim của mình, cô đã sống với tình yêu và lòng vị tha. Dù trong hoàn cảnh khó khăn và đau đớn, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép và ăn ở đúng mực, một dấu chỉ cho sự cởi mở và lòng nhân ái của cô.

Khi đất nước đang chịu cảnh chiến tranh, chồng của Vũ Nương, Trương Sinh, đã đi lính để bảo vệ quê hương. Trong khi đó, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con cái và mẹ già, không những làm mẹ tận tâm mà còn lo lắng và chăm sóc tận tình cho mẹ chồng đang ốm.

Sự mất mát của mẹ chồng đã khiến Vũ Nương đau lòng, nhưng cô vẫn hiếu kỳ và chăm sóc mẹ chồng như chính cha mẹ ruột. Cô đã tỏ ra là một con dâu chu đáo và thể hiện lòng biết ơn với mẹ chồng.

Tuy nhiên, một bi kịch không mong muốn đã xảy ra khi Vũ Nương phát hiện rằng chồng mình nghi ngờ có người khác vào nhà đêm đêm. Sau khi đối diện với sự phản bội và lời mắng chửi tàn độc từ Trương Sinh, cô đã bị ruồng bỏ và đuổi ra khỏi nhà mặc dù đã cố gắng thanh minh.

Trong cảnh uất ức, Vũ Nương đã quyết định tự tử ở bến Hoàng Giang, nhưng may mắn thay, cô được cứu sống và đưa về sống trong động rùa bởi Linh Phi, vợ vua Nam Hải.

Dưới sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang, người cùng làng, Vũ Nương sống trong động rùa và luôn hướng về gia đình của mình. Cô đã tập trung vào việc giải oan cho chính mình và cuối cùng đã quay trở về với một sự trở lại lộng lẫy không thể tưởng tượng được, trước khi biến mất mãi mãi.

Trong hết cuộc đời, Vũ Nương đã trở thành một biểu tượng cho sự tôn trọng danh dự và nhân phẩm. Câu chuyện của cô là một bài học về lòng vị tha, tình yêu và sức mạnh của một phụ nữ kiên cường và đáng kính.

6 tháng 9 2023

“Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Đình Chú cho rằng tác phẩm “cho thấy cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở…để lại cho văn học dân tộc một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời nay”. Quả thực, tác phẩm là tiếng nói đại diện cho nỗi thống khổ của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Điều này được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Nương.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”. Câu chuyện có nguyên gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”. Mở đầu tác phẩm, tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm chất nhân vật. Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ bằng một câu văn ngắn, Nguyễn Dữ đã khái quát một cách đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công - dung - ngôn - hạnh. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vào cưới về.

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.