Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo !
Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
Tham khảo:
Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
2. Thân đoạn :
a. Chân dung của Thuý Vân:
- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
b. Chân dung Thuý Kiều:
- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.
- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.
- Tham khảo đoạn văn:
Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).
Tham khảo :
Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long, Ông đã miêu tả được những vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …