Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện
Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
1, đoạn văn trích từ VB " tôi đi học" ( quê mẹ ), tác giả: thanh tịnh
3, nội dung chính của đoạn văn là: cảnh vật xung quanh tác giả và sự thay đổi trong ngày đầu tiên đi học.
bài văn tái hiện khung cảnh lần đầu đi học của nhân vật tôi cx đồng thời khiển cho người đọc nhớ về ngày đầu tiên đi học của mik một kỉ niệm ko tke quên, kết hợp vs giọng điệu êm dịu, mượt mà, du dương đầy chất thơ dễ dàng đi sau vào trong lòng người đọc
- Cảnh vật chunh quanh tôi (C)/ đều thay đổi (V)
- Lòng tôi (C)/ đang có sự thay đổi lớn (V)
- Tôi (C)/ đi học (V)
Buổi mai hôm ấy (TN1), một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh (TN2), mẹ tôi (CN) âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp (VN) => Câu đơn
Cảnh vật chung quang tôi (CN1) đều thay đổi (VN1), vì chính lòng tôi (CN2) đang có sự thay đổi lớn (VN2): hôm nay (TN) tôi (CN3) đi học (VN3) => Câu ghép