Từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX

- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.

- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp.  Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.

- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền  uy của hoàng đế, triều đình.

- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.

12 tháng 4 2017

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII :

-Chính trị :

+ Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện. Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ. Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua - Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co... giúp hợp nhất vương quyển và thần quyền của vua... Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực : Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

— Kinh tế :

+ Kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công... nhiều nước đã tiến hình xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu...

+ Phát triển hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

+ Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị... cho thị trường quốc tế.

-Thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật :

+ Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

+ Cư dân Đông Nam Á đã để lại những thành tựu chữ viết, văn học, nghệ thuật, các cồng trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc... như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào,

Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay, Hoàng thành Thăng Long...


21 tháng 1 2017

- Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

12 tháng 4 2017

Từ đầu Công Nguyên đến trước TK X : Các quốc gia Đông Nam hình thành

Từ TK X - XVIII : Thời kì hình thành và phát triển thinh vượng của các quốc gia Đông Nam Á

Từ nửa sau Tk XVIII đến giữa TK XIX : Các quốc gia Đông Nam Á suy yếu
15 tháng 2 2023

Một trong những biểu hiện của sự phát triển ở các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
A. các quốc gia Đông Nam Á phát triển theo hướng tư bản
✔ B.Nhà nước ở thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến phản quyền 
C. Dựa hoàn toàn vào văn hóa bên ngoài
D. Các dân tộc xây dựng nền văn hóa riêng độc đáo

12 tháng 10 2023

loading...

23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016