K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2019

Theo mik thì:

Từ '' nghiêng ngả ,lả tả,hốt hoảng'' có phải từ tượng hình k?

\(\rightarrow\) Hoảng hốt ko phải, còn lại là phải.

Từ''ầm ầm,lộp bộp,tí tách'' có phải là từ tượng thanh k?

\(\rightarrow\) Có.

(Sai thì thôi nhá)

19 tháng 10 2019

a) Hò hét là động từ

b)Từ tượng hình: nghiêng ngả, nhẹ nhàng, vắng vẻ, hoảng hốt, hả hê, xám xịt, lả tả, hối hả, lung linh, lầm lũi, ùn ùn

Từ tượng thanh: lộp bộp, tí tách, rộn ràng, ào ào, ầm ầm, líu lo

13 tháng 10 2021

16 tháng 1 2022

Từ tượng hình là: rách rưới, xanh bủng, gầy rạc, rạn nứt,...

Từ tượng thanh: inh ỏi, ầm ĩ,...

16 tháng 1 2022

Từ tượng hình : ngã gục

từ tượng thanh : ròng ròng

đọc đoạn trích sau và tìm ra từ tượng hình, tượng thanh : ''Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích sau và tìm ra từ tượng hình, tượng thanh :

 ''Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. ''

 

1
21 tháng 7 2021

từ tượng hình: lẻo khoẻo, nham nhảm, sấn sổ

từ tượng thanh: om sòm, bốp

7 tháng 8 2018

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

chúc bạn học tốt

30 tháng 8 2017

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

30 tháng 8 2017

Không hiểu từ bao giờ tôi gắn bó với ngôi trường trung học này nhiều đến vậy. Ba năm dưới mái trường thân yêu tôi đã có biết bao kỷ- niệm đẹp. Tôi yêu tấm bảng đen, yêu từng góc lớp. Cái bàn nơi tôi ngồi là nơi chia sẻ cùng tôi bao nhiêu kỷ niệm. Ngăn bàn này là hộp thư bí mật của tôi và một người bạn mà tôi chưa biết mặt. Đời học sinh cũng có lắm buồn vui. Nhớ những lần cùng bạn bè đùa vui dưới sân trường, khi thì ngồi nơi ghế đá hàn huyên tâm sự. Gốc phượng già này đã bao lần cất giữ cùng tôi cảm giác bâng khuâng xao xuyến mỗi độ hè về. Từng cánh bướm phượng được ép vào trang vở tặng nhau. Giờ đây lòng tôi nặng trĩu nỗi ưu hoài. Tôi phải xa nơi này để cùng gia đình vào thành phố. Đứng ở lan can nhìn ra xa, cánh đồng lúa ngát xanh nơi quê nhà cũng làm tôi chạnh lòng tiếc nuối. Mai tôi đi xa, hành trang đem theo là một ký ức đầy ắp những giấc mơ, những kỷ niệm khắc sâu trong hồn. Tôi muôn vào đây nhìn lại những thứ quen thuộc trước khi đi xa. Trường ơi, lớp ơi, bảng đen, phấn trắng… tất cả mọi thứ cũng như bịn rịn, không muôn chia xa.

ĐỀ: Trường THCS Trường Sa Lớp: 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I A.Phần văn bản -Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) ''Xe chạy chầm chậm ...thơm tho lạ thường'' -Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) Người nhà lí trưởng hình như...tôi không chịu được...'' -Lão Hạc ( Nam Cao) ''Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi...Lão hu hu khóc'' không! Cuộc đời chưa hẳn...cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào *. Yêu cầu:...
Đọc tiếp

ĐỀ: Trường THCS Trường Sa

Lớp: 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

A.Phần văn bản

-Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

''Xe chạy chầm chậm ...thơm tho lạ thường''

-Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)

Người nhà lí trưởng hình như...tôi không chịu được...''

-Lão Hạc ( Nam Cao)

''Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi...Lão hu hu khóc''

không! Cuộc đời chưa hẳn...cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào

*. Yêu cầu: Nắm được tác phẩm (xuất xứ hoặc hoàn cảnh ra đời) thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật của bài, chú ý nắm các chi tiết, hình ảnh hay, có nhiều ý nghĩa của mỗi đoạn văn. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nội dung, nhân vật trong đoạn trích theo cách trình bày: tổng - phân - hợp, diễn dịch quy nạp.

B. Phần tiếng việt

- Tường từ vựng:Nắm được khái niệm trường từ vựng, xác lập trường từ vựng, vận dụng kiến thức về trường từ vựng khi đọc hiểu và tạo lập văn bản.

-Trường tượng hình, trường tượng thanh: Nhận biết và nêu công dụng của trường tượng hình và trường tượng thanh. Biết sử dụng trường tượng hình và trường tượng thanh một cách phù hợp.

- Tình thái từ: Nắm được khái niệm, chỉ ra các loại tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ

Lưu ý: Biết xác định các kiến thức tiếng việt trong các đoạn văn của ba văn bản trên

C.Phần tập làm văn

- Chủ đề: Viết bài tập làm văn tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm

-Yêu cầu: Nắm được những lý thuyết chung về văn tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm, các bước làm bài văn

- Các đề bài cần luyện tập

Đề 1: Kể lại ngày đầu tiên đi học của em

Đề 2: Đóng vai nhân vật bé Hồng, kể lại đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' của tập hồi kí ''Những ngày thơ ấu''- nhà văn Nguyên Hồng

Đề 3: Đóng vai người hàng xóm kể lại câu chuyện Lão Hạc bán chó trong truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

0