Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :Việc Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh người xưa muốn giải thích hiện tượng Lũ Lụt. Qua truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh ta thấy rằng hàng năm nhân dân nước ta phải gánh chịu rất nhiều tai ương, lũ lụt, bão tố nhưng người dân chưa bao giờ nao núng sợ hãi trước những thiên tai này mà họ vẫn kiên cường chống chọi tới cùng, thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người
Chủ đề của câu chuyện:
- Mong muốn chống lại những thiên tai như lũ lụt.
- Đề cao người tài
Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Phản ánh hai loại người trong cuộc sống.
- Nói đến việc không chỉ cần "tài" trong cuộc sống mà còn cần "đức".
Truyện phản ánh ước mơ:
- Chống lại thiên tai của nhân dân ta.
- Không bị chế ngự bởi lũ lụt.
thủy tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân theo cướp Mị Nương
hô mưa gọi gió dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh sơn tinh
sơn tinh không hề nao núng
dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ
nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi dâng lên bấy nhiêu
2 bên đánh nhau ròng rã mấy thành trời
phản ánh giấc mơ của nhân dân lao động ngày xưa là mong muốn quanh năm mưa gió thuận hòa không phải sống chung với lũ lụt đề cao tinh thần bảo vệ nhân dân ta tránh khỏi mưa lũ
Con rồng cháu tiên:
Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.
Bánh chưng bánh giầy:
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Thánh Gióng:
Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Sự tích hồ Gươm:
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
#Châu's ngốc
Ý kiến riêng nhé!Mình không biết đúng hay sai nữa.
Qua những yếu tố tưởng tượng kì ảo ở các truyền thuyết............dân ta muốn thể hiện những khát vọng ước mơ là:Muốn tự mình đối mặt và chiến thắng thiên nhiên.Thể hiện ước mơ công lý xã hội veè chiến thắng của cái thiện đôi với cái ác,tinh thần đoàn kết,truyền thống đánh giặc, cứu nước.
Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.
- Truyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm của nước ta.
- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng đó là do oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
- Thực chất đây là một thủ pháp nghệ thuật trong lời kể của tác giả nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện. Người kể đưa người đọc về với quy luật tự nhiên thường thấy trong cuộc sống, nhắc nhở họ về những hiện tượng vẫn thường diễn ra để từ đó biết trân quý công lao của những bậc tiền nhân.
Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh ngầm giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở nước ta . Vùng đồng bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước .Sơn Tinh đại diện cho lực của nhân dân kiên trì đắp đê ngăn lũ , chống bão lụt . Thủy Tinh đại diện cho thế lực thiên nhiên khắc nghiệt , hung bạo .Sơn Tinh cưới được Mị Nương , Thủy Tinh đến sau đùng đùng hô mưa , gọi gió .Vì thế , năm nào cũng dâng nước lên hòng cướp Mị Nương. Đồng thời , thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ .
Truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh là một trong những truyền thuyết dân gian phổ biến ở Việt Nam, kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh - thần núi và Thuỷ Tinh - thần nước để tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương. Tính cách của hai vị thần này được tưởng tượng mô tả thông qua các yếu tố tự nhiên, Sơn Tinh biểu trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường của núi non, trong khi Thuỷ Tinh thể hiện sự linh hoạt, mềm mại của nước.
Hiện tượng mà truyền thuyết này giải thích chủ yếu là hiện tượng tự nhiên như mưa, lũ, và các biến đổi của địa hình. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đại diện cho hai yếu tố chính trong quá trình hình thành và biến đổi của môi trường tự nhiên. Cuộc chiến giữa họ cũng có thể được hiểu là sự giao thoa giữa lục địa và biển, giữa đất liền và đại dương, góp phần tạo ra sự đa dạng và phong phú của cảnh quan tự nhiên.
Ngoài ra, truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh còn phản ánh ước mơ của nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm sự hòa bình và cân bằng giữa con người và thiên nhiên. Trong cuộc chiến tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương, hai vị thần đã phải đối diện với nhiều thử thách và khó khăn, nhưng cuối cùng họ đã tìm ra giải pháp thông qua sự hiểu biết và sự kết hợp của hai yếu tố đối lập.
Tóm lại, truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh không chỉ là một câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên mà còn là biểu tượng cho ước mơ về sự hòa hợp, cân bằng và sự hiểu biết giữa con người và tự nhiên trong tâm trí của nhân dân Việt Nam.